xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến nghị tạm dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu

Yến Anh

(NLĐO)- Hơn 20 kiến trúc sư vừa ký tên vào "đơn đề nghị cứu xét" gửi Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, kiến nghị tạm dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu để chờ đánh giá toàn diện của Hội đồng Di sản quốc gia


Kiến nghị tạm dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu - Ảnh 1.

Nhà thờ Bùi Chu - Ảnh: Facebook Quang Vinh Vu

Trong lá đơn, các kiến trúc sư cho biết sau 2 ngày khảo sát, có thể nhận thấy công trình nhà thờ Bùi Chu chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc. Kết cấu khung chịu lực còn tốt, bảo đảm khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Tường ngoài nhà rêu mốc vì lâu năm không được tu sửa, việc này khắc phục đơn giản.

Qua thông báo trước đó của Linh mục Vũ Đình Hiệu, công trình nhà thờ Bùi Chu sẽ đại tu từ ngày 13-5-2019. Nhưng qua khảo sát và đọc bản vẽ, các kiến trúc sư này cho rằng không phải như vậy mà đây là việc đập bỏ di sản để xây dựng công trình mới với hình thức và quy mô khác lạ di sản hiện có. Khung gỗ và bước cột hoàn toàn khác với hiện trạng công trình. Đồng thời, các cột gỗ hoàn toàn được làm mới và đã được thi công ngay bên cạnh công trình. Tại công trường và theo bản vẽ thiết kế mới mà nhóm có được, công trình đang được thực hiện xây mới.

"Mặc dù không hiểu vì sao nhà thờ Bùi Chu, Nam Định chưa được công nhận là di sản quốc gia, nhưng theo đánh giá dựa trên các quy định về xếp hạng công trình di tích của Việt Nam thì đây là di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Do chưa được công nhận nhưng theo tinh thần Công ước quốc tế về bảo vệ di sản mà Việt Nam là thành viên, theo Luật Di sản văn hóa năm 2001, chỉnh sửa năm 2009 và các nghị định thông tư hướng dẫn, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng việc phá dỡ di sản chờ đánh giá toàn diện của hội đồng di sản quốc gia, xem xét dưa công trình vào diện cần phải bảo tồn tôn tạo theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam" - các chuyên gia viết trong đơn kiến nghị. Đồng thời, các chuyên gia cũng "khẩn thiết trình Thủ tướng xem xét, giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cùng các chuyên gia đánh giá, nếu đủ điều kiện thì triển khai xếp hạng di sản. Và trước mắt, giao UBND tỉnh Nam Định tạm dừng việc triển khai xây dựng công trình mới, chờ quyết định chỉ đạo của Thủ tướng".

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, trên trang Facebook cá nhân của Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh có thông tin cho biết theo tin từ trang của Giáo phận Bùi Chu, giáo xứ quyết định đập bỏ nhà thờ Bùi Chu, một trong những nhà thờ lâu đời và đẹp nhất Nam Định vào ngày 13-5 tới. Thay vào đó là xây mới một nhà thờ.

Trước đó, ông Martin Rama, cố vấn cao cấp tại Ngân hàng Thế giới và Giám đốc dự án tại Trung tâm Phát triển đô thị bền vững thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cũng đã có một bài viết cho rằng những nhà thờ và thánh đường được xây ở Việt Nam thời Pháp thuộc là những viên ngọc kiến trúc và sự xuống cấp hay hủy hoại những công trình này là một mất mát cho nhân loại.

Theo ông Martin Rama, một số lượng lớn các nhà thờ và thánh đường xinh đẹp nằm rải rác trên cả nước, trong đó có một nhóm nhà thờ tuyệt đẹp nằm ở tỉnh Nam Định và Ninh Bình. "Những tòa nhà này và trang trí nội thất bên trong chúng thật sự là những viên ngọc kiến trúc nhờ sự kết hợp giữa kiến trúc Beaux Arts với thẩm mỹ truyền thống của Việt Nam. Sự hủy hoại những công trình kiến trúc này là một mất mát cho nhân loại" - ông Martin Rama viết.

Chuyên gia này cũng cho hay dù không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc và di sản, nhưng ông tin rằng một tập hợp các tòa kiến trúc đáng chú ý như các nhà thờ công giáo ở miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể khát vọng lọt vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO. Nếu chúng được bảo vệ và cải tạo đúng cách, chúng sẽ trở thành một mạch du lịch hấp dẫn và mang lại thu nhập cao hơn cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một số ít nhà thờ như nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình, nhà thờ Đức Bà ở TP HCM, nhà thờ Lớn và nhà thờ Cửa Bắc ở Hà Nội được xếp hạng và được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa.

Theo Luật Di sản văn hoá, khi các di tích, trong đó có các nhà thờ, chưa được xếp hạng di tích các cấp thì sẽ không được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Điều này đồng nghĩa với việc trùng tu hay hạ giải để xây mới các nhà thờ hoàn toàn thuộc quyền của giáo dân và các cha xứ.

Nhà thờ Chánh tòa Bùi Chu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884), gười Tây Ban Nha, và khánh thành năm 1885 với chiều dài 78 m, rộng 22 m, cao 15 m, tháp cao 35 m thuộc địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo