xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên hoan kịch nói và bài toán khán giả

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Sau 2 năm gần như "tê liệt" vì dịch Covid-19, các sân khấu tại TP HCM đã có cuộc trở lại khá xôm tụ tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021

Con số 26 vở diễn tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 đợt 2 tại TP HCM từ ngày 3 đến 17-1-2022 cho thấy sự háo hức muốn được làm nghề của diễn viên sau hơn 2 năm tạm ngưng vì dịch Covid-19.

Sốt vé vì ngôi sao

Tối 7-1, tại phim trường Truyền thông Khang (quận Gò Vấp, TP HCM), vở kịch "Lạc giữa biển người" của Hội Sân khấu TP HCM gây sốt vé, khiến nhiều khán giả phải thất vọng ra về. Sự trở lại sàn diễn của danh hài Hoài Linh hợp cùng với Việt Hương, Khương Ngọc, Hồng Trang… đã tạo hiệu ứng tích cực trong việc quảng bá một vở kịch tham gia liên hoan. Trước đó, vở kịch "Bạch Hải Đường" của Sân khấu Hoàng Thái Thanh cũng bán hết vé, qua đó cho thấy sức hút của những tên tuổi như Thành Hội, Ái Như, Trí Quang, Tuyết Thu, Thế Hải…

Có cung ắt có cầu, đó là quy luật khi ngành nghệ thuật tham gia cuộc chơi. Khi vở diễn được xem là "hàng hóa đặc biệt", yếu tố ngôi sao được đặt lên hàng đầu, vận hành một dòng chảy thuộc đặc tính sống còn của sân khấu kịch tại TP HCM. Đó là "thuận mua, vừa bán", thỏa mãn nhu cầu giải trí đúng với giá trị đồng tiền khán giả bỏ ra mua vé.

Liên hoan kịch nói và bài toán khán giả - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở kịch “Cuộc hành trình tìm bức chân dung” của Nhà hát Kịch TP HCM

Sau 2 năm gần như "tê liệt" vì dịch Covid-19, các sân khấu tại TP HCM đã có cuộc trở lại khá xôm tụ. Điểm sáng của liên hoan chính là nhiều nghệ sĩ ngôi sao đã hiểu đúng giá trị của mình. Họ bươn chải qua nhiều sân chơi lâu nay, như game show, truyền hình thực tế, bán hàng online,… nhưng khi được đứng trên sân khấu kịch, nhiều người trong số họ xem đó là thánh đường để hóa thân vào số phận nhân vật. Giá trị nói trên đã nâng tầm vị thế và cho họ nguồn động lực để phát huy sức sáng tạo. 

Nói theo nhận định của NSND Trần Minh Ngọc, ngôi sao không thể chỉ tỏa sáng đơn lẻ, vun vén mãi cho lợi ích cá nhân, hào quang sẽ lụi tàn một khi ngôi sao không rực sáng đúng chỗ.

Bước thăm dò, quảng bá

Ở liên hoan lần này, số lượng đơn vị và vở diễn đăng ký dự thi vượt trội so với những lần trước, với 20 đơn vị và 26 vở diễn. Yếu tố khiến 2/3 vở diễn tích cực tham gia chính là danh hiệu nghệ sĩ. Khát vọng này không sai nhưng câu hỏi đặt ra là sân khấu kịch nói TP HCM sẽ đáp ứng kỳ vọng của công chúng thế nào khi một số vở diễn được dàn dựng vội vàng, chắp vá, cốt chỉ để đong đếm số lượng huy chương và tìm đường chạm tay đến danh hiệu. 

Một số vở diễn liệu có đáp ứng được nhu cầu người xem hôm nay, đi vào đời sống sàn diễn đúng nghĩa? Liệu cơn mưa huy chương khi liên hoan khép lại có giải tỏa được cơn khát đúng nghĩa là được làm nghề, phục vụ công chúng của người nghệ sĩ, hoặc chỉ là vui trong chốc lát, mặc kệ sàn diễn kịch cứ hiu quạnh, u ám.

Năm nay ghi nhận một số đơn vị lần đầu tham gia liên hoan, như Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Kịch Quốc Thảo, Công ty Sử Việt, Công ty Tổ chức Biểu diễn Phiêu Linh, Công ty Truyền thông GODI, Công ty HN Media… Tín hiệu đáng mừng là nhiều đơn vị dự thi mang đến hai vở như Hội Sân khấu TP HCM, Thế giới Trẻ, Nhà hát kịch TP HCM, Nhà hát kịch 5B, Sân khấu Hồng Vân, Hoàng Thái Thanh... 

Ngoài ra, có 11 đơn vị tham gia liên hoan với tư cách là công ty có chức năng sản xuất phim và kịch, các nhóm kịch không có nhà hát, từ đó cho thấy nhu cầu được thể hiện khả năng, giới thiệu về mình. Vấn đề là họ sẽ không còn xuất hiện sau khi liên hoan khép lại dù đó là thời điểm công chúng yêu kịch nói muốn tiếp cận, thưởng thức các tác phẩm tử tế từ cuộc chơi này.

Các nhà chuyên môn đều nhận định qua một vài vở diễn mở đầu liên hoan, các đơn vị kịch xã hội hóa thật sự trọng nghề đã có bước thăm dò xem khán giả đã thực sự muốn đến sân khấu xem kịch hay chưa. Đây có thể là bước quảng bá cho mùa kịch Tết 2022 với hy vọng chào đón khán giả đến với sân khấu khi dịch bệnh được kiểm soát.

NSND Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Liên hoan, cho rằng minh chứng rõ ràng nhất của lòng yêu nghề và tinh thần vượt khó của nghệ sĩ chính là sau mùa liên hoan này, đời sống kịch nói tại TP HCM được phản ánh trung thực, đầy đủ hiện trạng để chọn giải pháp, hướng đi cho kịch nói Việt Nam trong giai đoạn mới. 

"Ở TP HCM, trung tâm văn hóa lớn của cả nước, rất cần sự định hướng để mô hình kịch xã hội hóa được nâng cao chất lượng nghệ thuật, tôn vinh những sáng tạo trong lao động nghề nghiệp của nghệ sĩ, đạo diễn, tác giả, giúp cho cơ quan quản lý tìm ra phương thức hoạt động phù hợp" - ông nhấn mạnh. 

Đề tài của các vở diễn tại liên hoan khá hấp dẫn và mang nhiều màu sắc, trong đó có những vở lịch sử được đầu tư, dàn dựng công phu như: “Thành Thăng Long thuở ấy” (Nhà hát Thế giới trẻ Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM), kể câu chuyện về cuộc đối đầu giữa Trần Thủ Độ và Lý Chiêu Hoàng; “Khóc giữa trời xanh” (Công ty Sử Việt) cảm tác từ nỗi oan khuất của thái sư Lê Văn Thịnh; “Cuộc hành trình tìm bức chân dung” (Nhà hát Kịch TP HCM) thuật lại hành trình đi tìm bức ảnh Bác Hồ của nhóm bạn nhỏ thời kháng chiến chống Mỹ; “Câu hò đất mẹ” (Công ty Phiêu Linh) đặc tả sinh động về nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai…

Một số vở khai thác đề tài dân gian như: “Tấm và Hoàng hậu” (Sân khấu Hồng Hạc), “Chuyện làng” (Hội Sân khấu TP HCM)…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo