xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Mai Vàng nhân ái" thăm NSƯT Thanh Nguyệt, đạo diễn Lê Văn Tĩnh

Thanh Hiệp (ảnh Tấn Thạnh)

(NLĐO) – Sáng 5-8, chương trình "Mai Vàng nhân ái" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng Nam Á đã đến thăm NSƯT Thanh Nguyệt và đạo diễn Lê Văn Tĩnh.

Mai Vàng nhân ái thăm NSƯT Thanh Nguyệt, đạo diễn Lê Văn Tĩnh - Ảnh 1.

Ông Bùi Thanh Liêm - Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động - thăm hỏi vợ chồng NSƯT Thanh Nguyệt, NS Quốc Nhĩ

Ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, đã trao đến hai nghệ sĩ mỗi người 5 triệu đồng.

Đoàn đến đình Nhơn Hòa (quận 1, TP HCM) gặp gỡ vợ chồng nghệ sĩ Quốc Nhĩ, NSƯT Thanh Nguyệt. Từ quận Gò Vấp, ông chở bà bằng xe máy đến ngôi đình là điểm hẹn của nhiều nghệ sĩ lão thành mỗi khi cảm thấy nhớ nghề. Trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid -19, ông bà từ chối khá nhiều lời mời quay phim truyền hình.

Là ngôi sao sáng trên sân khấu đoàn cải lương Kim Chưởng, bà đón nhận giải HCV triển vọng Thanh Tâm năm 1965 (cùng năm với NS Bo Bo Hoàng và hai giải HCV xuất sắc trao cho NS Hữu Phước, Bạch Tuyết cũng trong năm này). Trong sự nghiệp nghệ thuật, hành trang của bà đã có hàng trăm vai diễn với đủ tính cách.

Mai Vàng nhân ái thăm NSƯT Thanh Nguyệt, đạo diễn Lê Văn Tĩnh - Ảnh 2.

NSƯT Thanh Nguyệt, ca sĩ Đông Quân, NS hài Bình Mập và NSƯT Hùng Minh trong vở "Lan và Điệp"

Khởi nghiệp từ Đoàn Hoa Sen (1962) của ông bầu Bảy Cao, bà được yêu mến qua các tuồng xã hội cận đại như: "Bến hẹn năm xưa", "Sanh dưỡng đạo đồng", "Người thám tử què", "Người mẹ Việt Nam".... Năm 1964, bà đầu quân về Đoàn Kim Chưởng. Đây là bước ngoặt mới trong sự nghiệp nghệ thuật, giúp bà thăng hoa trong nhiều nhân vật qua các vở: "Người gọi đò bên sông" (vai Nhật Thường Dung), "Mười đêm hương lửa" (vai Cát Dung), "Qủy bão" (vai Thất Hồn Nhân)… Bà nổi tiếng qua vai Tiểu Long Nữ trong vở "Song long thần chưởng".

Sau này khi về Đoàn cải lương 284, bà được yêu thích qua hai vai: Thị Bình (vở "Lôi vũ") và bà mẹ mù (vở "Áo cưới trước cổng chùa"). Vừa qua, bà đã yểm trợ các thí sinh tham gia cuộc thi "Tài tử miệt vườn". Bà lại được khán giả yêu thương khi xuất hiện với vai bà mẹ nghèo trong trích đoạn "Tiếng hò sông Hậu".

Với bệnh tim và bệnh huyết áp, bà đã 3 lần vào bệnh viện cấp cứu trong năm qua. Hiện nay, dù sức khỏe yếu, bà vẫn tham gia diễn, quay phim khi có lời mời và điều kiện sức khỏe cho phép. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh, bà đã từ chối tham gia vì biết mình có bệnh nền rất nguy hiểm.

"Nhận được sự hỗ trợ của chương trình "Mai Vàng nhân ái", tôi xúc động lắm. Cảm ơn sự chia sẻ của chương trình trong giai đoạn đang cùng với cả nước chống dịch, đời sống nghệ sĩ rất khó khăn" – NSƯT Thanh Nguyệt chia sẻ.


Mai Vàng nhân ái thăm NSƯT Thanh Nguyệt, đạo diễn Lê Văn Tĩnh - Ảnh 3.

ÔNg Bùi Thanh Liêm trao số tiền hỗ trợ của chương trình "Mai Vàng nhân ái" đến đạo diễn Lê Văn Tĩnh

Chúng tôi đến thăm ngôi nhà nhỏ của đạo diễn Lê Văn Tĩnh ở con hẻm trên đường Nguyễn Nhược Thị, quận 8, TP HCM. Con hẻm dài ngoằn ngoèo nhưng chỉ cần hỏi bà con trong hẻm nhà của ông đạo diễn bán than thì ai cũng biết.

Học trò của ông hiện là những nghệ sĩ đang nắm giữ trọng trách của nhiều sân khấu tại TP HCM như: NSND Trần Ngọc Giàu, NSND Hồng Vân, NSƯT Thành Lộc, NSƯT Thành Hội, đạo diễn Ái Như, NS Quốc Thảo, Thanh Thủy, Minh Nhí, Khánh Hoàng, Quyền Linh, NSƯT Tuyết Thu... Ông còn được mệnh danh là "Vua hài kịch dân gian" bởi những tác phẩm ông dàn dựng đều mang lại tiếng cười thú vị, nhất là các vở diễn mang màu sắc dân gian.

Dù đã 85 tuổi nhưng ông vẫn còn tham gia sáng tác. Hàng loạt kịch bản "Siêu thị cười" do ông viết theo đơn đặt hàng của HTV,

Sức lao động nghệ thuật của ông thật đáng nể, vẫn miệt mài dạy học, dàn dựng sân khấu, cặm cụi sáng tác, biên chỉnh kịch bản cho kịch, phim truyền hình.

Mai Vàng nhân ái thăm NSƯT Thanh Nguyệt, đạo diễn Lê Văn Tĩnh - Ảnh 4.

Đạo diễn Lê Văn Tĩnh (ảnh Thanh Hiệp)

Thời trẻ, đạo diễn Lê Văn Tĩnh từng tham gia kháng chiến. Năm 1944, khi lên 9 tuổi, ông đã theo cha vào chiến khu. Ông tập kết ra Bắc năm 17 tuổi, được phân công về Đoàn Văn công Khu 5, sau đó ra nước ngoài tu nghiệp 6 năm về đạo diễn. Khi về nước, ông làm công tác quản lý nhiều đoàn văn nghệ như Bông Hồng, Phước Chung.

Năm 1979, ông được mời về giảng dạy tại Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM). Ông đã viết và dựng hàng trăm vở kịch, cải lương như: "Quẫn", "Hôn lễ đảo chìm", "Người con gái Sài Gòn", "Lý Ngư vọng nguyệt", "Di hận chiến tranh", "Cái bóng"... Đặc biệt, vở cải lương "Bản tình ca quê mẹ" đã đoạt HCV Liên hoan Sân khấu - Cải lương toàn quốc năm 1992.

Ông vừa sáng tác xong kịch bản "Nam mô a di đà, hãy sống nhé con, mẹ đợi", lên án nạn bắt cóc trẻ em. Ông đã trao lại kịch bản này cho NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, để dàn dựng.

Đạo diễn Lê Văn Tĩnh phát biểu tại Đại hội Sân khấu TP HCM (nhiệm kỳ VIII) và trao lại kịch bản ông vừa sáng tác đến NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu (Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM)

"Tôi xin bày tỏ lòng cảm kích đối với sự quan tâm của Báo Người Lao Động. Cảm ơn chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã mang món quà này đến với tôi. Sự chia sẻ này rất quý cho thấy nghệ sĩ luôn được sự quan tâm trong giai đoạn cả nước phòng chống dịch, bệnh Covid-19" - đạo diễn Lê Văn Tĩnh nói.

Mai Vàng nhân ái thăm NSƯT Thanh Nguyệt, đạo diễn Lê Văn Tĩnh - Ảnh 6.

Phóng viên Báo Người Lao Động phỏng vấn đạo diễn Lê Văn Tĩnh

Chương trình "Mai Vàng nhân ái" do Báo Người Lao Động tổ chức với đồng hành của Ngân hàng Nam Á nhằm hỗ trợ cho các nghệ sĩ bệnh tật, đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Được phát động tại Lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 25, Ngân hàng Nam Á đã đồng hành cùng Báo Người Lao động tôn vinh những nghệ sĩ đã nỗ lực không ngừng trong sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho công chúng những tác phẩm hay, những vai diễn xuất sắc.

Từ đầu năm đến nay, chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã đến thăm và trao tiền hỗ trợ cho NSND - đạo diễn Huỳnh Nga, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, Tiến Luân, NS Kim Giác, NS Điền Phong, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, NS Hoàng Lan, nhà văn – nghệ sĩ Mạc Can, NS Chấn Đạt, NSƯT - họa sĩ Lê Trường Tiếu, Nhà biên kịch Lê Khanh, nhạc sĩ Trần Quang Lộc, Phan Văn Sáng, Mai Thành, NSƯT Nam Hùng, NSƯT Hùng Minh, NS Tùng Lâm, ảo thuật gia Trần Bình, NS Thanh Thế, NS Mai Trần, nhạc sĩ Nguyễn Tôn Nghiêm, NS Hữu Thành, NS Bo Bo Hoàng, NS Thanh Tú… và đến thăm, trao quà cho Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo