xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ sĩ thương tiếc "Bà Chúa Tuồng" NSND Đàm Liên

Thanh Hiệp (ảnh do gia đình cung cấp)

(NLĐO) – Sân khấu Tuồng Việt Nam vừa mất đi "Bà Chúa Tuồng" - NSND Đàm Liên. Đông đảo nghệ sĩ sân khấu đã bày tỏ niềm tiếc thương.

Nghệ sĩ thương tiếc Bà Chúa Tuồng NSND Đàm Liên - Ảnh 1.

NSND Đàm Liên hóa thân tinh tế vào vai diễn

NSND Đàm Liên trút hơi thở cuối cùng lúc 9 giờ 40 ngày 25-4, hưởng thọ 77 tuổi.

Bà đã cất bước về miền cực lạc, để lại trong lòng người hâm mộ niềm tiếc thương một trong những nghệ sĩ hàng đầu của sân khấu tuồng mà nói theo NSND Đinh Bằng Phi: "Bà là một roi chầu sành sõi, nghiêm cẩn. Bởi, không chỉ diễn xuất giỏi, có làn hơi khỏe, NSND Đàm Liên còn là một người nghệ sĩ thích nghiên cứu, tìm hiểu và truyền dạy".

Ông nhấn mạnh nghệ thuật Tuồng còn giữ nguyên nét độc đáo là roi chầu thưởng phạt nghệ sĩ diễn hay, nhạc công đánh giỏi, chính là có nghệ sĩ bậc thầy, phân tích cái đúng, cái sai để thế hệ trẻ noi theo và tạo cảm hứng cho khán giả.

"Tôi mộ điệu tài nghệ của cô Đàm Liên vì cô không ỷ tài mà ngừng học hỏi. Mỗi lần vào TP HCM cô tìm gặp tôi để xin tư liệu, tìm hiểu về 5 nữ nghệ sĩ hát bội tài nghệ của miền Nam gồm: cô Năm Đồ, cô Ba Út, Cô Năm Nhỏ, Cô Năm Sa Đéc, Cô Cao Long Ngà mà hồi thập niên 50 của thế kỷ trước đã được Hội Khuyến lệ Cổ ca Sài Gòn đã phong tặng danh hiệu "Ngũ Trân Châu". Từ đó, tôi quý mến tài năng của cô. Sự ra đi của cô Đàm Liên là mất mát quá lớn đối với nghệ thuật Tuồng Việt Nam" – "Vua hát bội" Đinh Bằng Phi nói.

Nghệ sĩ thương tiếc Bà Chúa Tuồng NSND Đàm Liên - Ảnh 2.

NSND Đàm Liên và nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn

NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ khán giả sẽ nhớ đến rất nhiều vai diễn hay nhưng ấn tượng sâu đậm nhất là vai diễn trong mảnh trò "Ông già cõng vợ đi xem hội". Mảnh trò này là một sự kế thừa, một sáng tạo xuất chúng của đạo diễn - NSND Nguyễn Ngọc Phương. Nhưng có lẽ do được cộng hưởng bởi tài năng kiệt xuất mà vai diễn của NSND Đàm Liên đã định hình thành một tượng đài nghệ thuật trường tồn với thời gian.

Rồi đây "Ông già cõng vợ đi xem hội" sẽ mãi là di sản quý báu của nền nghệ thuật truyền thống nước nhà. Sẽ có những thế hệ nghệ sĩ trẻ tài năng nối tiếp nhau sắm vai diễn này, nhưng dấu ấn "Ông chồng già cõng bà vợ trẻ" hay và đẹp đến ngỡ ngàng của NSND Đàm Liên thì hẳn sẽ không thể phôi phai trong ký ức của khán giả ái mộ, cũng như bao thế hệ nghệ sĩ hậu sinh.

Tác giả Mai Văn Lạng – Nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống - đã viết trên trang cá nhân: Từ lâu khán thính giả cả nước không chỉ biết đến tên tuổi NSND Đàm Liên qua những vai diễn trong các vở tuồng nổi tiếng như: Trưng Trắc (vở "Trưng Nữ Vương"), Liễu Nguyệt Tiên (vở "Đào Phi Phụng"), Phương Cơ (vở "Ngọn lửa Hồng Sơn"), Loan Dung (vở "Lý Phụng Đình"), Ái Nương (vở "Trần Bình Trọng"), Bà Huyện (vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến"), 2 vai Đào Tam Xuân và Hàn Tố Mai (vở "Đào Tam Xuân loạn trào"), và đặc biệt là trích đoạn "Ông già cõng vợ đi xem hội"…mà tài nghệ của bà còn được biết đến bởi những tiết mục hát tuồng ngọt ngào, say đắm qua các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bà sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, mẹ bà, cố nghệ nhân Trần Thị Bảy, từng là một nghệ nhân tuồng nổi tiếng trong gánh hát của ông Bầu Leo. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, NSND Đàm Liên đã gặt hái được những thành công lớn. Đặc biệt là vai Trưng Trắc may mắn được gặp Bác Hồ và diễn cho Người xem.

Tác giả Mai Văn Lạng đã xúc động nói: "Xin vĩnh biệt NSND Đàm Liên, một tấm gương lao động hết mình cho nghệ thuật, Một người nghệ sĩ luôn cháy bỏng nỗi đam mê, một giọng hát vai diễn Tuồng mẫu mực. Bà mất đi để lại một khoảng trống không nhỏ cho ngành nghệ thuật sân khấu Tuồng nước nhà".

Với NSƯT Ngọc Khanh, bà nhớ như in lần NSND Đàm Liên vào TP HCM biểu diễn. Ngọc Khanh quen NS Đàm Liên và Mẫn Thu nhân dịp Nhà hát Tuồng Việt Nam vào trong Nam diễn khoảng năm 1976. NS Đàm Liên đóng vai Hàng Tố Mai rất tuyệt và nhất là vai đào điên (Xúy Vân). Bà diễn vai đào văn nhiều hơn vai đào võ, ấn tượng nhất là trích đoạn "Ông Trượng và Tiên Bửu" - là tên gọi theo trong miền Nam, còn ngoài Bắc thì gọi ""Ông già cõng vợ đi xem hội", diễn một lúc hai vai, rất độc đáo.

Nghệ sĩ thương tiếc Bà Chúa Tuồng NSND Đàm Liên - Ảnh 3.

Những vai diễn của NSND Đàm Liên đã để lại nhiều bài học quý cho thế hệ diễn viên trẻ


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo