xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ sĩ tiếc thương danh ca vọng cổ hài Hề Sa

Tin, ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) - Nghệ sĩ Hề Sa trút hơi thở cuối cùng lúc 0 giờ 30 ngày 25-12-2020, thọ 80 tuổi. Ông ra đi trong niềm thương tiếc của nhiều nghệ sĩ sân khấu cải lương và khán giả mến mộ vọng cổ hài.

Nghệ sĩ tiếc thương danh ca vọng cổ hài Hề Sa - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Hề Sa

NSND Minh Vương xúc động: "Chúng tôi gắn bó với nhau nhiều năm, nghệ sĩ Hề Sa ít khi chịu nói về mình, ông làm việc hết lòng, với từng vai diễn, bài ca đều có sự chăm chút. Ông có sắc vóc đẹp, ca diễn rất duyên dáng, nhưng lại chọn con đường ca vọng cổ hài như nghệ sĩ Văn Hường. Dù vậy, ông vẫn là một danh ca nổi tiếng. Cuộc đời của ông gặp nhiều lận đận và kém may mắn. Dù đời sống khó khăn nhưng ông vẫn bám sàn diễn, có khi bệnh vẫn đi ca ở các quán bia vọng cổ để có tiền lo cho cuộc sống. Vĩnh biệt nghệ sĩ Hề Sa".

Điều các nghệ sĩ của đoàn Kim Chung ghi nhận là sự nhiệt tình trong công tác thiện nguyện của nghệ sĩ Hề Sa. "Ở bất cứ nơi nào cần thì anh ấy đều có mặt, đem lời ca tiếng hát để đóng góp bằng tấm lòng của mình. Không nhận thù lao đã đành, anh còn móc tiền túi đóng góp thêm. Những năm cuối đời, anh ấy chia tay người vợ thứ tư, bán căn nhà để chia đôi gia sản, sau đó còn lại một ít anh mua một căn nhà trên đường Trần Đại Nghĩa, Bình Tân, TP HCM. Nhưng chấp nhận việc mua giấy tờ nhà sang tay không hợp pháp trên nền đất đã được quy hoạch nên cuối đời anh chịu cảnh không có nhà cửa, đi ở nhà thuê rất vất vả" – nghệ sĩ Thanh Phú (Đoàn cải lương Kim Chung) kể.

Nghệ sĩ tiếc thương danh ca vọng cổ hài Hề Sa - Ảnh 2.

Tang lễ của nghệ sĩ Hề Sa tổ chức tại chùa Thiên Phước theo nguyện vọng của gia đình

Ca sĩ Bích Phượng - con gái của đệ nhất danh ca NSND Út Trà Ôn - nói: "Ông là một nghệ sĩ có giọng ca theo trường phái của nghệ sĩ Văn Hường. Thời sân khấu cải lương phát triển, ông đắt show lắm. Đau đớn khi biết tin ông đột ngột ra đi, thêm một nghệ sĩ của thế hệ vàng sân khấu cải lương rời xa cõi thế, lòng tôi buồn thật nhiều".

"Nghệ sĩ Hề Sa khi còn nhỏ đã yêu thích ca vọng cổ theo kiểu ca của nghệ sĩ Văn Hường. Anh được xem hát, học hát từ nhỏ nên rất sáng dạ, nhanh chóng tiếp tục các bài bản cải lương và dấn thân theo nghiệp hát. Tôi có kỷ niệm khó quên với anh, đó là năm 2001, đi diễn phục vụ khán giả ở An Giang, anh được bà con cô bác ở miền Tây yêu mến lắm, vì họ thích các bài ca cổ hài mà anh ca. Một số khán giả mang quà là trái cây, mắm, khô cá đồng vào hậu trường tìm nghệ sĩ Hề Sa để biếu. Đó là lần cuối tôi diễn với anh sau rất nhiều vở tuồng trên nhiều sân khấu" – NSƯT Diệu Hiền kể.

Suốt hơn 60 năm gắn bó với nghề diễn viên, nghệ sĩ Hề Sa đã gắn bó trên 20 đoàn hát lớn, có mặt trên 100 vở cải lương sàn diễn và cải lương video, truyền hình. Ông được khán giả yêu mến qua nhiều băng dĩa, các Album riêng của ông về bài ca cổ hài được lưu truyền cho đến ngày nay, nhất là số lượng những bài ca cổ được thu âm trên làn sóng phát thanh.

Nghệ sĩ tiếc thương danh ca vọng cổ hài Hề Sa - Ảnh 3.

Với những bài ca cổ hài viết về bộ đôi, nghệ sĩ Hề Sa được khán thính giả yêu mến

"Phải kể đến những sáng tác ca cổ hài phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của người dân trước chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, qua cách thể hiện của nghệ sĩ Hề Sa đã đem lại nhiều dấu ấn cho khán thính giả nghe đài. Các bài như: "Hợp tác xã quê mình bội thu", "Đừng tin lời con buôn", "Việc sai thì sửa", "Báo cáo thành tích dỏm", "Trị an âm vang", "Tình người, tình đất", "Lên đường tòng quân", "Chiến sĩ đất thép"… là những bài ca cổ hài được ông thể hiện duyên dáng. Lời bài ca cổ viết theo chủ trương, chính sách, vận động người dân sống đúng pháp luật rất khó ca, nhưng ông xử lý "ngọt xớt" với cách ca trong nói, nói trong ca đầy diễn cảm. Có khi, tự ông biên tập lại, sửa chữa bài bản cho hợp lý" – nhạc sĩ Danh Phận nhận xét.

Ông tên thật là Lê Văn Sa, sinh năm 1941 tại Long Bình - Thủ Đức (nay là quận 9, TP HCM). Theo nguyện vọng của gia đình, tang lễ của nghệ sĩ Hề Sa được tổ chức tại Chùa Thiên Phước (TL745, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương).

Lễ động quan được tổ chức lúc 11 giờ ngày 27-12, sau đó an táng tại Nghĩa Trang Chánh Phú Hòa, Bình Dương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo