xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyễn Văn Xuân: Đời văn - Đời người

Nguyễn Nhã Tiên

Cầm cái thư mời tham dự buổi tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Văn Xuân (10.5.1921 - 10.5.2021), do Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng tổ chức, chỉ bấy nhiêu thông tin đó thôi, ấy vậy mà một cõi mù khơi trí nhớ trong tôi động vọng.

Vâng, có những con người mà khi mất đi, họ như những bóng râm đại thụ bị khuyết mà không thể lấy bất cứ bóng râm nào thay thế cho được. Với tôi, nhà văn Nguyễn Văn Xuân, học giả Nguyễn Văn Xuân - cây đại thụ của văn học xứ Quảng là một người như thế.

Hơn 70 năm hoạt động văn học nghệ thuật, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo, nghiên cứu, lịch sử, kịch bản... Các nhà nghiên cứu phê bình văn học thuộc lớp về sau đã có nhận định về ông: "Với sự hiểu biết sâu sắc về sử học, dân tộc học, xã hội học, ông đã làm sống lại những sự kiện vang dội mà đau xót cũng như đã khắc họa thành công hình ảnh những người con ưu tú đất Quảng: Hoàng Diệu, Thái Phiên, Trần Cao Vân, các lãnh tụ Cần Vương Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến..."(Nguyễn Văn Xuân "Nhà văn đậm đặc chất Quảng" - Giáo sư Trần Hữu Tá).

Nguyễn Văn Xuân: Đời văn - Đời người - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Văn Xuân

Nhà văn Nguyễn Văn Xuân sinh năm 1921 (Tân Dậu) tại làng Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông thuộc thế hệ các nhà văn xuất hiện trên văn đàn từ trước Cách mạng Tháng Tám (1945). Sau khi rời ghế nhà trường tại Huế (1937), ông bắt đầu cộng tác cho nhiều tờ báo và tạp chí lúc bấy giờ như: Văn Lang, Mới (Sài Gòn), Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Hà Nội)... Tài năng của ông sớm bộc lộ từ những tác phẩm ban đầu với các truyện ngắn: "Ngày giỗ cha", "Ngày cuối năm trên đảo"...

Tuổi thanh xuân thuộc lớp ông lúc bấy giờ đã hòa vào bầu không khí hừng hực toàn quốc kháng chiến, ông lên đường tham gia vào các hoạt động nghệ thuật sân khấu như: kịch nói, hát bội. Hội Văn nghệ Quảng Nam và Liên khu 5 vào những năm sục sôi bầu không khí kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Xuân đã tích cực tham gia với tư cách là ủy viên.

Năm 1955, ông bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế). Ra tù, ông về quê dạy học và tiếp tục sự nghiệp nhà văn, nhà nghiên cứu vốn như là sự lựa chọn có tính định mệnh, hằng ấp ủ khát vọng cháy bỏng trong ông cho đến cuối cuộc đời.

Tài năng, vốn sống phong phú, lịch lãm và sự học Thâm viễn (chữ của ông), cùng với những giá trị văn hóa truyền thống của xứ sở đã hun đúc nên một Nguyễn Văn Xuân - nhà văn - nhà Quảng Nam học, mà tất cả sự độc đáo của ông hiển lộ rõ bản sắc một vùng địa linh nhân kiệt.

Nói tới nhà văn Nguyễn Văn Xuân sẽ khó mà quên "Bão rừng" (1955), tiểu thuyết đầu tay của ông đã in đậm nét của một thời bóng tối "... anh chạy vào đất đỏ làm phu". Liên tiếp về sau là những: "Dịch cát" - tập truyện ngắn (1966), "Hương máu" - truyện ký (1969), tên tuổi của ông vào những năm tháng ấy đã là một dấu ấn giữa lòng công chúng.

Nhưng tài năng của ông không gói lại chỉ trong lĩnh vực sáng tác. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Văn Xuân đã cho ra đời những công trình biên khảo, lịch sử đặc sắc và dày công phu, mà tiếng vang chắc rằng không thu hẹp trong bất cứ thời gian nào.

"Khi những lưu dân trở lại" (1967), tập khảo luận sâu sắc, với một nhãn quan kinh nghiệm từng trải, ông chiêm nghiệm và mở ra một cái nhìn quán xuyến, thấu đạt những gian truân của một thời mở đất tiến về phương Nam theo cách tư duy của nhà văn.

"Chinh Phụ Ngâm diễn âm Tân Khúc" (1971) là một phát hiện khoa học truy nhận những giá trị văn học sử. Nhưng phải chờ đến công trình lịch sử Phong trào Duy Tân (1969) mới là cái khuyên son của Nguyễn Văn Xuân trong nghiên cứu lịch sử cận đại. Tầm vóc của công trình thể hiện rõ tâm huyết của ông như một niềm tri ân đối với lịch sử, với những nhân vật kiệt hiệt không chỉ là vùng đất Quảng mà còn là cả dân tộc, cả quốc gia.

Sau năm 1975, ngày đất nước hòa bình, thống nhất, nhà văn Nguyễn Văn Xuân - vẫn cái dòng sông với sức lưu tốc cuồn cuộn dòng chảy ấy, ông mải mê sáng tác, nghiên cứu. Tham gia nhiều công trình sử địa phương: Hội An, Đà Nẵng, Điện Bàn... Nghiên cứu văn học: thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Phan Chu Trinh, Phan Khôi... Nhiều tờ báo từ địa phương cho đến trung ương đều đặn đăng bài viết của ông trên các trang nghiên cứu, văn học, văn hóa, địa chí và lịch sử.

Đặc biệt năm 2003 tiểu thuyết "Kỳ nữ họ Tống" của ông được tặng thưởng (giải A) của Ủy ban Toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Từ các giải thưởng đầu tiên (giải nhất) cho truyện ngắn "Bóng tối và ánh sáng" do tạp chí Thế giới (Hà Nội) trao, thuở ông mới 17 cho đến "Kỳ nữ họ Tống" bây giờ, quả là một con đường dằng dặc ngót đến 70 năm.

Là một nhà văn lớn, mang tầm vóc cây cao bóng cả của xứ Quảng nhưng ông sống rất giản dị, thanh bần, luôn gần gũi với mọi người. Với lớp văn nghệ sĩ đàn em dường như với ông chưa bao giờ là khoảng cách. Tất cả nhận từ ông những vốn sống tích lũy, những trải nghiệm của một người thầy, người anh. Những hạt giống Nguyễn Văn Xuân đã gieo vãi vào tâm hồn bao lớp tuổi về sau, trong vô vàn cây đời xanh biếc ấy có nỗi lòng ông kỳ vọng!

Gác khói bay, Thanh minh Tân Sửu

"Sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Văn Xuân không chỉ giới hạn trong cái mốc của những giải thưởng, mà sự cống hiến và các tác phẩm xuyên suốt con đường thời gian của ông mới là giá trị cao quý lưu lại mãi trong đời sống văn hóa xứ Quảng nói riêng, nền văn học dân tộc nói chung.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo