xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo K-pop hóa nhạc trẻ Việt

Thùy Trang

Sự tấn công của K-pop vào thị trường nhạc Việt không còn là những bài hát nhạc Việt lai Hàn, mà là cả công nghệ sản xuất âm nhạc của K-pop tạo ra sản phẩm cho ca sĩ Việt gắn mác Hàn

Có thể giọng hát của Chi Pu khiến người trong giới tranh cãi nhưng phần âm nhạc trong các sản phẩm cô mang đến cho khán giả là đáng được ghi nhận. Âm nhạc rất hiện đại, thời thượng và đáng nghe là nhận định của nhiều người trong giới chuyên môn. Các sản phẩm âm nhạc của Chi Pu ra mắt thời gian qua là kết quả hợp tác của cô với 2 nhà sản xuất âm nhạc (producer) Hàn Quốc: Krazy Park và Eddy Park. Đây là bộ đôi producer nổi tiếng của thị trường K-pop, chủ nhân của hàng loạt bản hit (ca khúc ăn khách): "Alone", "Time to love", "You are my sunshine", "Dream again" (ca khúc chủ đề của mùa World Cup 2010), "Spring is gone by chance"...

"Hôn phối" hợp thời

Với tên tuổi được bảo chứng bằng sản phẩm âm nhạc nổi tiếng nên cơ hội để nghệ sĩ Việt hợp tác với 2 nhà sản xuất này như Chi Pu là hiếm có trước đây. Từ Chi Pu sẽ có thêm những cuộc hợp tác giữa K-pop với nghệ sĩ Việt thời gian gần đây bởi sự bắt tay này mang đến khá nhiều lợi ích cho nghệ sĩ Việt, như giới ca sĩ nhận định. Nhất là khi nghệ sĩ Việt hầu như được hưởng "miễn phí" bản quyền sáng tác với danh nghĩa được "tặng riêng". "Đây là điều hấp dẫn vì ca sĩ hiện nay luôn trong tình trạng khan hiếm bài hát. Quanh đi quẩn lại vẫn là những người cũ, dù rất nổi tiếng nhưng từ lâu họ đã không tạo nên đột phá mới cho chính mình" - một ca sĩ bày tỏ.

"Nỗi khổ này không chỉ của ca sĩ trẻ mà của cả ngôi sao" - ca sĩ Lam Trường tâm sự. Theo ca sĩ Phương Thanh, không có bản hit cũng đồng nghĩa ca sĩ đó sẽ bị lãng quên.

Việc tìm được một ca khúc Việt đúng xu hướng âm nhạc thịnh hành trên thế giới luôn khiến ca sĩ đau đầu, trong khi K-pop luôn đạt được điều đó. Thời gian qua, K-pop không chỉ đặt chân được vào thị trường âm nhạc Âu - Mỹ mà còn chiếm vài vị trí đáng chú ý trên bảng xếp hạng âm nhạc Billboard, nghiễm nhiên trở thành chuẩn mực cho nhiều thị trường âm nhạc, trong đó có Việt Nam. Thực tế, không phải đến khi Chi Pu hợp tác với K-pop mới tạo nên những hiệu ứng đáng lưu tâm. Trước đây, Mỹ Tâm là người tiên phong trong sự hợp tác này. Dự án "Vút bay" mà Mỹ Tâm thực hiện với ê-kíp Hàn Quốc được đánh giá là thành công nhất của cô bởi tạo nên sự khác biệt cho tên tuổi ca sĩ này ở thị trường âm nhạc. Thành công này thúc đẩy nhiều nghệ sĩ Việt tìm đến các producer Hàn Quốc. Nhưng do chi phí quá cao nên nhiều kế hoạch của nghệ sĩ Việt chỉ là mong ước.

Nỗi lo K-pop hóa nhạc trẻ Việt - Ảnh 1.

Chi Pu với bộ đôi producer nổi tiếng Hàn Quốc: Krazy Park và Eddy Park. Ảnh: MINH TÀI

Nhạc Việt phai màu?

Nay đã khác khi việc hợp tác này dễ dàng hơn. Ca khúc được tặng miễn phí và nghệ sĩ có thể có một dự án đậm chất xu hướng khi mọi công đoạn đều do phía Hàn Quốc thực hiện từ A đến Z (ghi âm, làm nhạc đến quay MV). Chưa kể với tầm ảnh hưởng của mình, nghệ sĩ Việt còn có cơ hội quảng bá tên tuổi của họ ở thị trường K-pop bằng việc tham gia vào những chương trình biểu diễn, liên hoan âm nhạc, thậm chí trở thành một trong những khách mời danh dự trong các sự kiện văn hóa do Hàn Quốc tổ chức. Dù sản phẩm chưa ra mắt, nghệ sĩ Việt đã có được ý tưởng để quảng bá cho sản phẩm của mình ngay ở thị trường trong nước. Chưa kể sự hợp tác này đủ sức tạo nên những khác biệt cho chủ nhân dự án, ít nhất là so với chính họ trước đây. Đây quả là giấc mơ của nghệ sĩ Việt được hiện thực hóa.

Trong khi nghệ sĩ (chủ yếu người trẻ) hào hứng với "cơ hội" làm mới bản thân bằng những dự án do đội ngũ K-pop sản xuất (từ âm nhạc đến hình ảnh) thì nhiều người trong giới lại lo ngại sắc màu âm nhạc Việt Nam sẽ còn lại gì trong các dự án này? Một người trong giới chuyên môn cho rằng: "Thật khó để giữ hồn Việt khi bề nổi của thị trường âm nhạc là những gì mang tính quốc tế. Khi có cơ hội đứng gần với chuẩn mực thế giới, chắc chắn nghệ sĩ không bỏ qua. Điều đó không có gì đáng nói nếu nghệ sĩ Việt đủ trình độ để biến những gì tiếp nhận đó thành cái mới, phát triển nó từ cốt lõi bản sắc Việt. Tiếc là không phải ai cũng làm được điều này". 

Tìm về những giá trị chuẩn mực

Theo báo chí Hàn Quốc, K-pop đang suy tàn bởi sự tụt dốc của nhiều thần tượng K-pop và xì-căng-đan làm sụp đổ thần tượng K-pop trong mắt công chúng. Chưa kể những sản phẩm, dự án ngày càng xa dần giá trị nghệ thuật đích thực mà K-pop đã tạo dựng được trong thời hoàng kim của nó. Khán giả cả 2 thị trường lớn là Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu quay lưng với K-pop. Vì vậy, V-pop và thị trường Đông Nam Á là hy vọng còn lại của K-pop. Do đó, sự hợp tác của nghệ sĩ khu vực này với K-pop giờ đây trở nên dễ dàng hơn và cũng rẻ tiền hơn trước rất nhiều.

Nhiều nghệ sĩ tỏ ra lạc quan khi cho rằng với sự có mặt của nhiều hệ thống nhạc số quốc tế tại Việt Nam thời gian gần đây, công chúng Việt sẽ dễ dàng nhận ra sự "bắt chước" của K-pop với nhạc Âu - Mỹ. Khi đến Việt Nam vào giai đoạn thoái trào, K-pop không có nhiều thời gian để khuếch trương như họ mong muốn. Công chúng và nghệ sĩ Việt lúc này cũng đủ sức để nhận diện những giá trị đích thực của xu hướng, của nghệ thuật trên thế giới như nhận định của một ca - nhạc sĩ tên tuổi. Vì vậy, giai đoạn này chính là giao thời để nhạc Việt trở nên mạnh mẽ hơn, tìm về những giá trị chuẩn mực hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo