xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NSND Kim Cương tiếc nuối khi di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê bất thành

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) - NSND Kim Cương bày tỏ bức xúc khi hơn 3 năm qua di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê về một địa chỉ văn hóa nơi lưu trữ tài liệu quý của ông đã không còn.


NSND Kim Cương tiếc nuối khi di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê bất thành - Ảnh 1.

Kỳ nữ Kim Cương và GS-TS Trần Văn Khê trong chương trình Trò chuyện cuối tuần của HTV

Kỳ nữ bức xúc cho rằng hơn 3 năm qua, kể từ ngày GS-TS Trần Văn Khê qua đời, ngôi nhà quen thuộc ở số 32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP HCM đã không còn là nơi bảo quản, trưng bày hiện vật và trở thành nhà truyền thống mang tên ông như mong muốn mà ông để lại trong di chúc.

"Thú thật, ngoài những buổi lễ kỷ niệm mang tính chất trò nhớ đến thầy, thường được tổ chức tại làng Vĩnh Kim (Tiền Giang) quê hương, thì có thể nói chẳng có một tổ chức nào nhớ về một vị giáo sư đã cống hiến cả đời cho âm nhạc truyền thống. Tất cả di sản ông để lại, căn nhà nơi ông trú ngụ những ngày cuối đời đều rơi vào quên lãng trong sự tiếc nuối của chúng tôi, những nghệ sĩ trân quý tình cảm và kiến thức, nhân cách của ông. Đích thân tôi đã từng đi gõ cửa khắp nơi, đến UBND TP HCM, Sở VHTT TP HCM để kêu nài nên giữ lại căn nhà này, hoàn thành tâm nguyện của người quá cố có nhiều cống hiến, nhưng vô ích. Chúng ta luôn nói phải giữ gìn truyền thống, trao truyền cho thế hệ trẻ cách tiếp cận và bảo quản cội nguồn của cha ông, nhưng nơi để tiếp cận thì không giữ" – NSND Kim Cương tâm sự trong buồn bã.

NSND Kim Cương tiếc nuối khi di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê bất thành - Ảnh 2.

GS-TS Trần Văn Khê và nhạc sĩ Kiều Tấn

Kỳ nữ Kim Cương nhớ năm 2006, lúc đó GS-TS Trần Văn Khê ở tuổi 85, ông đã về nước và tìm gặp bà để bày tỏ ý định sẽ hồi hương, cống hiến toàn bộ tài liệu quý mà cả đời ông nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác để được về nước sống và làm việc những năm cuối đời tại Việt Nam.

Năm 2005, UBND TP HCM đã bàn giao ngôi nhà tại địa chỉ 32 Huỳnh Đình Hai cho Sở VHTT TP HCM và sở đã có quyết định giao căn nhà này để GS-TS Trần Văn Khê lưu trú, đồng thời thiết lập nơi này làm không gian sinh hoạt văn hóa, triển lãm, tổ chức các chuyên đề về âm nhạc dân tộc.

Bà Nguyễn Thế Thanh, Phó giám đốc Sở VTTT TP HCM thời điểm đó, đã cho biết các bên liên quan GS-TS Trần Văn Khê tiếp nhận 435 kiện sách, trong đó hơn 10.000 đầu sách, tạp chí liên quan đến nghiên cứu, giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc thế giới; hiện vật âm nhạc (nhạc cụ, đĩa, băng ghi âm…)… Trong đó có khoảng 200 quyển du ký gắn với cuộc đời của GS-TS Trần Văn Khê.

NSND Kim Cương tiếc nuối khi di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê bất thành - Ảnh 3.

NSND Kim Cương, Ngọc Giàu và họa sĩ Sỹ Hoàng đến thăm GS-TS Trần Văn Khê tại ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai

"9 năm kể từ khi được bàn giao cho đến khi GS-TS Trần Văn Khê mất, căn nhà 32 Huỳnh Đình Hai đã trở thành một địa chỉ văn hóa. Đó là nơi làm sống lại và cung cấp kiến thức về cải lương, hát bội, đờn ca tài tử, nhã nhạc, âm nhạc truyền thống… hoàn toàn miễn phí cho công chúng" – bà Nguyễn Thế Thanh tiếc nuối.

Và rồi đối với kỳ nữ Kim Cương, bà bức xúc cho biết chưa đến 2 tháng sau khi GS-TS Trần Văn Khê qua đời, ngôi nhà đã được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa TP HCM (gọi tắt là Trung tâm Bảo tồn di tích) quản lý. Toàn bộ hiện vật, tài liệu, sách, băng, dĩa… của GS-TS Trần Văn Khê lần lượt do Bảo tàng TP HCM, Thư viện Khoa học tổng hợp quản lý.

"Tôi tiếc là vì không để ngôi nhà này là nhà truyền thống mang tên GS-TS Trần Văn Khê, như ở Huế người ta đã tôn vinh nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, người mang lại niềm tự hào lớn cho mỹ thuật nước nhà. Hoặc vừa mới đây, tỉnh Đồng Tháp trân trọng mời nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo về, cấp nhà, xây bảo tàng, có hẳn một không gian gọi là nhà trưng bày những kỷ vật, công trình nghiên cứu của ông. Vậy thì với một người bôn ba đi khắp nơi trên thế giới để quảng bá âm nhạc dân tộc Việt Nam, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, đóng góp và cống hiến biết bao trí tuệ cho dân tộc, mà khi qua đời di nguyện được giữ căn nhà để làm nơi lui tới cho những ai yêu âm nhạc thì lại không toại nguyện".

NSND Kim Cương tiếc nuối khi di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê bất thành - Ảnh 4.

GS-TS Trần Văn Khê, soạn giả Viễn Châu và NS Hồng Nga trong chương trình Làn điệu phương nam

Có thể nói NSND Kim Cương và rất đông nghệ sĩ, nghệ nhân đờn ca tài tử và những tâm hồn đồng điệu đều tiếc là từ ngày GS-TS Trần Văn Khê qua đời, xem như người dân TP HCM nói riêng và cả nước nói chung đã thật sự mất một địa chỉ văn hóa quen thuộc. "Tôi chính thức yêu cầu UBND TP HCM, Sở VHTT TP HCM xem xét lại việc cần thiết xây dựng ngay một không gian dành cho GS-TS Trần Văn Khê. Đó là nguyện vọng chính đáng trong công cuộc gìn giữ những cội nguồn văn hóa, những điều trân quý của con người Sài Gòn – Gia Định trước khi khai mạc những lễ hội, những hoạt động chào mừng 320 năm hình thành đất Gia Định – Sài Gòn".

NSND Kim Cương tiếc nuối khi di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê bất thành - Ảnh 5.

GS-TS Trần Văn Khê giới thiệu về nghệ thuật hát bộ miền nam

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo