xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sôi động chợ tranh online

Bài và ảnh: Thụy Vũ

Giới chuyên môn cho rằng giao dịch tranh qua online là sự phát triển tất yếu, tạo nên diện mạo mới cho mỹ thuật Việt, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thời đại công nghệ số và kết nối vạn vật nên những bức tranh mỹ thuật trước kia chỉ treo ở các bảo tàng, phòng trưng bày, triển lãm nay có điều kiện tiếp cận công chúng một cách rộng rãi qua hình ảnh chuyển tải trên mạng, hình thành nên các chợ tranh online cũng náo nhiệt người bán, người mua với sự đa dạng hàng hóa đủ chủng loại, đề tài...

Thị phần cho họa sĩ trẻ

Không khó để tìm thấy những phiên chợ tranh trong thế giới số như All about Art and Artist (78.400 thành viên theo dõi), Vietnam Art space (42.459 thành viên), Vietnam Art now (7.900 thành viên), Chi Art Space (gần 70.000 thành viên)... Những thông tin triển lãm giao lưu, những thảo luận hội họa rôm rả, những vấn đề thời sự chuyên ngành hội họa nóng bỏng và đặc biệt là những tác phẩm mới đều có trên các diễn đàn này. Ở đó, những tâm hồn đồng điệu (thành viên) có thể bày tỏ quan điểm của bản thân về một tác phẩm ưng ý hay được chia sẻ công khai những cuộc rao bán một bức tranh mới.

Những bức tranh được mua - bán diễn ra như một buổi đấu giá online. Công chúng và nhà sưu tập tranh dễ dàng lựa chọn những tác phẩm ưng ý bởi sự đa dạng chất liệu, phong cách, đề tài... Người trong giới phấn khởi vì một tác phẩm tranh bây giờ sau khi hoàn thành là lập tức được lên mạng. Nhiều họa sĩ đã tìm được cho mình những nhà sưu tập tri kỷ qua kết nối online. Trong những năm qua, hàng trăm bức tranh của các họa sĩ đã được giao dịch trên mạng thay vì chỉ là những buổi đấu giá trong các nhà đấu giá. Nhiều họa sĩ đã được định danh thậm chí bận bịu sáng tác quanh năm vì mỗi tác phẩm mới của họ khi được giới thiệu trên mạng đều được khách hàng đăng ký mua ngay.

Sôi động chợ tranh online - Ảnh 1.

Một số bức tranh được rao trên mạng của họa sĩ trẻ

Điều đáng nói nhất là những phiên chợ tranh online này giúp kết nối những họa sĩ trẻ với công chúng. Nhiều họa sĩ chưa danh tiếng đã tự tin hẳn khi thấy tác phẩm của mình được đón nhận trên mạng. Không thể phủ nhận giá trị thực sự của mạng xã hội khi nó phát huy được năng lượng tích cực, giúp cho họa sĩ trẻ, mới sáng tác giới thiệu tranh của họ một cách nhanh nhất đến với công chúng. Thực tế, tranh có sức hút đặc biệt với giới chơi tranh sành điệu vẫn là những tác phẩm của những họa sĩ tên tuổi đã được nổi danh trong giới hội họa cách đây nhiều thập kỷ. Thế nên, cơ hội được công chúng biết đến của giới họa sĩ trẻ càng trở nên mong manh. Chợ tranh online chính là nơi cho các họa sĩ chưa có triển lãm hoặc không có điều kiện trưng bày tác phẩm của mình ở các thành phố lớn bám víu.

Nảy sinh mặt trái

Sau nhiều năm hoạt động, người trong giới nhận ra rằng chợ tranh online có tác dụng khích lệ rất lớn đối với họa sĩ trẻ nhưng nảy sinh mặt trái của nó. Tình trạng chép tranh lậu bày bán tại các cửa hàng đang trở thành vấn nạn không giải quyết được của ngành mỹ thuật nay lại được cộng thêm bởi nạn chép tranh bán qua online. Nhiều tranh được họa sĩ số hóa để giới thiệu trên mạng đã bị sử dụng không xin phép để in trên nhiều sản phẩm kinh doanh khác.

Tất nhiên, với giới tổ chức bán tranh online, những quy tắc bắt buộc đối với họa sĩ tham gia gửi tranh đấu giá lẫn với người mua cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt như những bản cam kết về thông tin thật của tác phẩm. Nhưng quy định nào cũng chẳng đủ tin cậy cho người mua tranh bởi "hoa xem nhanh, tranh xem gần", tranh giới thiệu qua online cũng chỉ để khách xem và làm quen với họa sĩ từ đó tìm hiểu thông tin nếu muốn. Ai lại bỏ số tiền lớn ra mua bức tranh chỉ thấy qua hình ảnh bao giờ?

Không phải con đường tốt cho nghề

Với giới họa sĩ lão thành, cái hại của chợ tranh online không khó nhận diện. "Về lâu dài, đây không phải là con đường tốt cho cả người chơi tranh lẫn người bán tranh. Bởi đấu giá tranh theo phương thức online không làm cho tên tuổi họa sĩ đi xa hơn được trong nghề. Có thể làm hỏng thẩm mỹ của cả người vẽ tranh và người chơi tranh nếu bức tranh xấu lại được người mua có gu thẩm mỹ không tốt trả giá cao, vô hình trung họa sĩ sẽ chạy theo thứ mà họ bán được giá cao" - họa sĩ Bùi Thanh Tâm lo ngại.

Theo một số nhà sưu tập, họ chỉ chọn mua các bức tranh giá rẻ trên chợ tranh online hoặc chỉ "lượn chợ" ngắm nghía để tìm hiểu về gu và phong cách của họa sĩ mới, rồi tìm thẳng đến các họa sĩ hoặc phòng triển lãm để đặt mua. Vì phần lớn tranh trên mạng là ảnh chụp, nhiều người mua tranh không được xem tranh thật, không biết tranh có như ảnh chụp hay không nên về tâm lý cũng có phần e ngại khi trả giá".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo