xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ "Quốc ca" bị đánh bản quyền: Cần một bản nhạc chuẩn "cấp quốc gia"

Yến Anh

(NLĐO)- PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, nhấn mạnh "Quốc ca" có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi quốc gia, vì vậy cần phải ứng xử một cách đặc biệt.

Liên quan đến việc "Quốc ca" Việt Nam bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Lào trên kênh YouTube tối 6-12 khiến dư luận bức xúc vì lòng tự hào dân tộc bị tổn thương, luật sư Trịnh Đức Tiến, Văn phòng luật sư Phúc Thọ, Hà Nội, cho rằng bài "Quốc ca" dù được gia đình nhạc sĩ Văn Cao từ bỏ quyền tài sản nhưng người biểu diễn và nhà sản xuất vẫn có quyền liên quan và pháp luật vẫn phải bảo vệ các quyền này. Rõ ràng nhất là biện pháp chặn tiếng khi bản ghi âm được sử dụng trái phép.

Vụ Quốc ca bị đánh bản quyền: Cần một bản nhạc chuẩn cấp quốc gia - Ảnh 1.

Ngay trước trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam gặp Lào, khán giả rất bức xúc vì đến phần hát "Quốc ca" Việt Nam, âm thanh bị tắt trên Youtube vì Next Sports lo ngại bị "đánh bản quyền", xóa clip

PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, nhấn mạnh "Quốc ca" có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi quốc gia, vì thế "Quốc ca" cần được sử dụng một cách đặc biệt, tránh việc tranh cãi về bản quyền như vừa qua.

"Theo điều 143 Hiến pháp năm 1992: "Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca". Đây là một bài hát đặc biệt, khác với tất cả các bài hát khác. Vì vậy cần phải ứng xử một cách đặc biệt" - PGS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Ông cũng cho hay điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ quy định khi một đơn vị sản xuất bản ghi âm, ghi hình, họ có quyền với bản ghi do mình tạo ra. "Chúng ta không thể đứng trên luật và cần có một bản chuẩn, sử dụng rộng rãi để đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ những giá trị di sản quốc gia. Cần phải có một bản nhạc chuẩn "cấp quốc gia" và phổ biến rộng rãi"- ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng cho rằng những tranh cãi xung quanh màn hát quốc ca bị tắt tiếng là dịp rất tốt để rõ hơn về bản quyền.

Luật sư Trịnh Đức Tiến đề xuất Nhà nước, mà cụ thể là Bộ VH-TT-DL, nên ghi âm Quốc ca dùng chung cho các sự kiện và hoàn toàn miễn phí.

Trên thực tế, Bộ VH-TT-DL là cơ quan quản lý cả các nhà hát, và việc Bộ này yêu cầu các nhà hát tổ chức thu âm để có những bản ghi âm "Quốc ca" sử dụng rộng rãi, miễn phí là "trong tầm tay".

"Theo tôi, Bộ VH-TT-DL nên yêu cầu nhà hát nào đó biểu diễn "Quốc ca", rồi ghi âm và đăng tải trên mạng để mọi người có thể sử dụng bản ghi âm này mà không cần xin phép hay không cần trả tiền"- luật sư Trịnh Đức Tiến đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo