xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ý kiến trái chiều về "Ký ức Hội An"

TRẦN THƯỜNG

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đây là nghệ thuật, chấp nhận tính ước lệ nhưng những yếu tố lai tạp thì cần loại trừ dần ra.

Được giới thiệu là chương trình có quy mô lớn nhất Việt Nam với không gian biểu diễn trải rộng 25.000 m², hơn 500 diễn viên tham gia, chương trình nghệ thuật thực cảnh mang tên "Ký ức Hội An", do Công ty CP Quản lý biểu diễn Việt Quốc (Hà Nội) thực hiện (đạo diễn Mai Soái Nguyên của Trung Quốc dàn dựng), ra mắt vào giữa tháng 3 vừa qua tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã vấp phải ý kiến trái chiều. Nhiều người nhận xét chương trình nghèo nàn về nội dung và hình thức biểu diễn, không mang hơi thở của Hội An mà mang hơi thở của... Trung Hoa cổ đại (!).

Nhiều chi tiết "lạ"...

Một nhà văn sau khi xem chương trình đã viết trên trang Facebook cá nhân rằng trong "Ký ức Hội An", buổi ban đầu của thương cảng được miêu tả bằng một đôi vợ chồng và một đứa trẻ sống trong túp lều tranh. Chồng ra sông đánh cá, hút thuốc; vợ mang thai lội nước bì bõm, con chẳng có trò gì ngoài nghịch nước; rồi vợ đẻ, tiếng trẻ con khóc oe oe... Một đoàn cô gái mặc áo dài xanh đến mừng, trong lời bài hát chẳng ăn nhập gì với cảnh. "Không lẽ buổi bình minh của Hội An đơn giản, khổ sở thế sao?" - nhà văn này đặt câu hỏi.

Ý kiến trái chiều về Ký ức Hội An - Ảnh 1.

Trình diễn áo dài Việt Nam trong chương trình "Ký ức Hội An". (Ảnh do chương trình cung cấp)

"Buồn nhất là màn trình diễn áo dài, tôi tự hỏi, phải chăng đây là áo dài Việt Nam, khi những cô gái mặc áo dài đội nón không đúng cách của người con gái Việt. (...) Đội nón mà không ai nhìn thấy mặt, bước những bước nặng nề, đơn điệu, máy móc. Cũng lần đầu tiên thấy trên sân khấu, người con gái Việt Nam mất hẳn mái tóc nuột nà, đen mượt. Thay vào đó là chiếc dây đỏ dài một mét, buộc vắt vẻo sau lưng trông giống như đuôi sam của mấy ông quan triều Thanh mà tôi thấy trong phim Trung Quốc..." - nhà văn này viết.

Ý kiến trái chiều về Ký ức Hội An - Ảnh 2.

Hình ảnh trong chương trình “Ký ức Hội An” trong ngày ra mắt Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Nhiều người khi được hỏi đều cho rằng có nhiều chi tiết rất giống cảnh của Trung Quốc chứ không giống ở Hội An. Điển hình như đám cưới của công chúa Ngọc Hoa với thương nhân người Nhật được tái hiện với hình ảnh cô gái Việt mang sắc phục như cô dâu trong phim cổ trang Trung Quốc. "Còn nhiều chi tiết lạ trong "Ký ức Hội An" tôi không thể miêu tả hết nhưng tôi có thể khẳng định rằng bối cảnh của vở diễn truyền đi thông điệp về hình ảnh con người, văn hóa của một đất nước khác... Chỉ khi hình ảnh cuối cùng của vở diễn là mô hình chùa Cầu to gần bằng thật được kéo ra góc sân khấu cho mọi người chiêm ngưỡng thì tôi mới biết hóa ra họ đang tái hiện về… Hội An" - nhà văn nói trên đúc kết.

Yếu tố Hoa là bình thường

Ông Tôn Thất Hướng, Trưởng Phòng Quản lý Văn hóa - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết vở diễn này do Sở Văn hóa - Thể thao TP Hà Nội duyệt kịch bản, sở chỉ có chức năng theo dõi xem có diễn đúng kịch bản không. Ông Hướng cho rằng ý kiến đánh giá của nhà văn nói trên cho rằng vở diễn mang hơi hướm không gian, văn hóa Trung Quốc là thiếu chính xác, không hiểu rõ gì về lịch sử xứ Đàng Trong và không có cơ sở về khoa học lịch sử.

Ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho hay đang chờ ý kiến trả lời của Cục Nghệ thuật Biểu diễn để có văn bản chính thức thẩm định nội dung vở diễn trên. "Hội An có sự giao thoa văn hóa của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, sau này là Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... Nếu như chương trình có "hơi hám" văn hóa Trung Quốc cũng là điều đương nhiên" - ông Cường nói.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, cho rằng quan điểm của cá nhân ông về vấn đề nghệ thuật không phải nhất nhất tuân thủ yếu tố lịch sử, nghệ thuật có quyền hư cấu. "Họ có thể tận dụng quá trình lịch sử, sự phát triển văn hóa Hội An để chọn lọc một vài yếu tố xây dựng hình tượng. Nhiều khi họ làm đúng lịch sử mà không có người xem thì sao, họ phải đáp ứng nhiều yếu tố, kể cả vấn đề trào lưu, thưởng ngoạn của công chúng. Còn lịch sử, lột tả được chừng nào thì tốt chừng đó, giờ mà làm nguyên một vở mang tính bác học phục vụ 2.000 ghế thì ai coi?" - ông Sơn nêu quan điểm.

Ông Sơn nhận xét vở diễn này vẫn còn nhiều cái chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu sắp tới, người ta tham khảo các nhà chuyên môn Hội An để điều chỉnh một số bất hợp lý thì có thể thu hút du khách. Về yếu tố văn hóa Hoa, ông Sơn nói rằng: "Bây giờ mình phải tách bạch vấn đề chủ quyền và vấn đề văn hóa, không thể nhập nhằng được. Hội An là vùng đất mở, mấy trăm năm nay thương cảng tiếp nhận biết bao nhiêu văn hóa bên ngoài, kể cả văn hóa Nhật, Trung Quốc, châu Âu, bây giờ yếu tố Hoa vẫn còn rất đậm ở Hội An, bằng chứng là có gần 3.000 người Hoa ở Hội An. Vì vậy, vấn đề giao lưu, dính dáng đến yếu tố văn hóa Hoa là bình thường, đừng nhập nhằng với chuyện chủ quyền. Họ làm cái này đầu tư cho nghệ thuật thì cần khuyến khích, một sản phẩm mới có khen có chê, quan trọng là mình góp ý xây dựng làm sao để họ hoàn chỉnh chứ tẩy chay, triệt hạ thì ai dám làm nghệ thuật" - ông Sơn nói.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, thành viên ban cố vấn chương trình "Ký ức Hội An", cho hay: "Khi Công ty Việt Quốc làm chương trình này, tôi rất quan tâm, tôn trọng những cái nguyên bản của những người sản xuất, chỉ tham gia làm cố vấn để điều chỉnh lại theo những gì tôi hiểu về Hội An mà chúng ta muốn quảng bá. Trước hết, phải nói đây là chương trình giải trí khá phổ biến ở nhiều nước bên cạnh ta, đặc biệt là Trung Quốc. Tôi ý thức được giải trí nhưng phải truyền tải được giá trị văn hóa nào đó, đương nhiên không thể coi đó là chương trình thuần túy lịch sử nhưng nó phải chứa đựng những giá trị văn hóa lịch sử. Vì thế, qua những buổi trình diễn đầu tiên tôi đã đóng góp những ý kiến để điều chỉnh" - ông Quốc nói. 

Cần lắng nghe và điều chỉnh

Theo ông Dương Trung Quốc, đặc điểm của biểu diễn thực cảnh là đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn để làm những chương trình có tính chất lâu dài, vì thế quá trình từ nguyên bản cho đến lúc tinh chỉnh trở thành chương trình biểu diễn ổn định phải có thời gian. Những ý kiến góp ý là rất đáng để quan tâm. Thông qua những ý kiến đó, nhà sản xuất có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn. "Vấn đề đơn giản như trang phục thì có thể điều chỉnh được ngay nhưng quan trọng làm sao để toát lên được tinh thần Hội An mặc dù với loại hình giải trí này, chúng ta không thể tích hợp được tất cả những gì chúng ta mong muốn nhưng phải thể hiện được những gì cơ bản nhất, đương nhiên ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò rất quan trọng" - ông Quốc kỳ vọng.

Ông Quốc nói rằng không "đẽo cày giữa đường" nhưng khi có những ý kiến xác đáng thì phải nghe. "Đây là nghệ thuật, chấp nhận tính ước lệ nhưng những ý kiến cho rằng chương trình còn yếu tố lai tạp thì cần lắng nghe và loại trừ dần ra. Nghệ thuật cuối cùng phải đẹp, dưới góc độ người làm lịch sử, truyền tải những gì, đưa liều lượng như thế nào cho phù hợp, không phản cảm, nhất là trong bối cảnh hiện nay cần lưu ý sự phản cảm của xã hội để hạn chế những yếu tố đó. Mục đích nhà sản xuất là làm sao có được sản phẩm du lịch tốt, vừa đạt được mục tiêu quảng bá và hiệu quả vừa kinh tế. Mong muốn có sản phẩm tốt, sạch có nghĩa phải phản ánh đúng văn hóa của Hội An" - ông Quốc bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo