xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi đời nhờ xuất khẩu lao động

Bài và ảnh: Trần Hải Nguyên

Mấy năm trước, gia đình ông Trần Văn Chiến (ấp An Thạnh, xã Ngãi Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) thuộc diện xóa đói giảm nghèo. Vậy mà bây giờ, ông cùng vợ con sống trong ngôi nhà tường khang trang, những chiếc xe đạp cũ kỹ đã được thay bằng những chiếc xe máy mới toanh.

Ông Chiến cho biết, đời sống gia đình khá lên nhờ ông mạnh dạn cho con trai là Trương Thanh Bình sang Nhật làm việc vào cuối năm 2004. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê mà An Thạnh là một điển hình.

Đầu tư hiệu quả

“Trước khi quyết định cho con đi XKLĐ, tôi cứ đắn đo mãi vì nửa muốn cho con vào đại học, nửa muốn cho con đi làm việc ở nước ngoài để kiếm sống. Cuối cùng, tôi quyết định thế chấp miếng đất cho ngân hàng để vay 90 triệu đồng và vay thêm của chòm xóm 50 triệu đồng để lo chi phí cho con đi lao động tại Nhật”- ông Chiến kể.

Không phụ lòng cha mẹ, chỉ 8 tháng làm việc tại Nhật, Bình đã gửi tiền về trả dứt các khoản nợ. Năm đầu tiên, Bình được trả lương căn bản 10,5 triệu đồng/tháng, năm thứ hai được tăng lên 12 triệu đồng/tháng. Nhờ siêng năng, Bình được phía sử dụng lao động sắp xếp cho làm thêm, mỗi giờ được 100.000 đồng. Nhờ vậy, sau 3 năm, Bình đã đem về cho cha mẹ trên 500 triệu đồng.

Sau khi về nước, Bình lại lo chi phí cho em trai là Trương Văn Thạnh sang Nhật làm việc. Song song đó, Bình lại học tiếng Anh để sang lao động tại Úc. “Những năm làm việc tại Nhật, tôi mơ ước có một trường dạy nghề hiện đại để đào tạo công nhân bậc cao, đủ sức cung ứng cho các khu công nghiệp lớn cả trong lẫn ngoài nước. Sau khi mãn hạn hợp đồng lao động tại Úc, tôi sẽ thi vào đại học...”- Bình cho biết kế hoạch của anh trong tương lai như vậy.

Không còn chạy gạo từng bữa

Bến Tre hiện có trên 3.500 lao động đi XKLĐ. Trong đó, tại Nhật và Hàn Quốc chiếm gần 40%; Đài Loan 6%, Malaysia khoảng 48%, còn lại là các nước khác. Số lao động đi XKLĐ đã tác động tích cực đến đời sống xã hội của những vùng quê nghèo khó; làm thay đổi nhận thức của người dân về việc đầu tư học vấn, nghề nghiệp cho con cái.

Cách nhà ông Chiến vài trăm mét là ngôi biệt thự xinh xắn của ông Huỳnh Văn Nữa. Ngôi nhà ông đang ở được xây bằng tiền của con gái Huỳnh Thị Tiểu Loan đang làm việc tại Nhật gởi về. Nhà nghèo, mẹ lại bị bệnh nên sau khi tốt nghiệp THPT, Loan không thi vào đại học mà đi học tiếng Nhật. Sau đó, cô xin vào làm việc tại Khu Chế xuất Linh Trung - TPHCM. Tại đây, Loan được các chuyên gia Nhật chú ý và giới thiệu sang Nhật làm việc bởi bên đó hiện rất cần lao động nữ có tay nghề, biết giao tiếp bằng tiếng Nhật. Hằng tháng, Loan đều đặn gởi tiền về cho gia đình. Cô căn dặn cha ráng cho em trai là Huỳnh Trung Hiếu học tiếng Nhật để cô giới thiệu sang đấy làm việc. Hiện gia đình ông Nữa có hai con làm việc ở Nhật, mỗi tháng gởi về cho gia đình ít nhất là 20 triệu đồng. Nhờ đó mà ông xây nhà, sắm xe và không còn phải lo chạy gạo từng lon như trước.

Tại An Thạnh, hiện có vài chục hộ có con đi XKLĐ, nhiều nhất là ở Nhật vì môi trường lao động ở đây khá tốt. Trong đó có nhiều hộ có từ 2 đến 3 người đi XKLĐ như hộ ông Huỳnh Văn Nữa, Nguyễn Văn Tiệp, Lê Văn Trực, Trần Văn Bạch, Trương Văn Chiến... Hầu hết, đều thoát nghèo, từng bước đổi đời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo