xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người thợ làm bánh có đôi tay vàng

Bài và ảnh: Thanh Nhàn

Ước mơ lớn nhất của chị bây giờ là trau dồi thêm kiến thức chuyên môn để có điều kiện truyền nghề cho lớp công nhân trẻ mau trưởng thành

Tại cuộc thi “Bánh mì và bánh kem quốc tế năm 2009” vừa diễn ra ở Hồng Kông, một thợ nữ VN dự thi đã khiến ban giám khảo và thí sinh đến từ các nước chú ý bởi tấm huy chương vàng nội dung thi bánh kem. Người thợ ấy là chị Trần Thị Ngọc Tuyết, 36 tuổi, tổ trưởng tổ bánh kem của Công ty ABC Bakery (TPHCM).


Làm bánh như vẽ tranh


Tôi đến tìm chị Tuyết khi chị đang chăm chú trang trí chiếc bánh đặt trên bàn xoay trong phòng kem của ABC. Đôi tay chị cầm túi kem bắt ren uyển chuyển. Các họa tiết hình gấu và bướm liên tục hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp. Chưa đầy 5 phút, chị đã trang trí xong ổ bánh có đường kính khoảng 25 cm, cao 10 cm.

Chị cho biết nếu trang trí ổ bánh lớn hơn sẽ mất từ 10 đến 15 phút. Riêng tác phẩm dự thi tại Hồng Kông (bánh cưới 3 tầng, cao khoảng 1 m, chiều dài tầng chữ nhật dưới cùng khoảng 70 cm), chị đã làm suốt từ 20 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau mới hoàn thành. “Cuộc thi có các thí sinh của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. VN chỉ có đoàn của công ty mình. Thật sự tôi rất run, sợ mình không đoạt giải. Khi biết đã đoạt giải, tôi thấy tự hào vô cùng” – chị Tuyết cho biết.


Ở phòng kem, ngoài chị Tuyết còn có khoảng 20 công nhân (CN) khác. Không khí làm việc tại đây rất vui vẻ, thân tình. Những CN chưa thạo nghề được chị ân cần chỉ dẫn. Phan Vũ Phương Uyên, một CN trong tổ, nói: “Chị Tuyết là tổ trưởng rất nhiệt tình, không giấu nghề.

Chị sẵn sàng nán lại sau giờ làm để hướng dẫn thêm cho CN mới”. Anh em CN trong tổ còn cho biết từ lâu chị Tuyết đã vận động mọi người lập quỹ tương trợ để giúp nhau, đặc biệt là giúp những CN mới từ quê lên. “Những CN đó thường gặp khó khăn do công việc chưa ổn định. Cùng là CN, mình hiểu và muốn chia sẻ với anh em” – chị Tuyết tâm sự.


Kiên trì để thành công


Lật quyển album có các mẫu bánh kem đẹp, chị Tuyết cho biết lúc rảnh chị hay lên mạng tìm mẫu bánh mới. Chị mua rất nhiều sách về bánh kem. Vào ABC từ năm 2002 khi “chưa biết làm gì ngoài xếp bánh vào hộp”, chị phải tận dụng các buổi nghỉ trưa và sau giờ tan ca để luyện tập nâng cao tay nghề. Chị nói: “Nghề này cũng giống như bao nghề khác, đòi hỏi cả sự yêu thích lẫn lòng kiên nhẫn. Không yêu thích, không kiên nhẫn không thành công được”.


Chị kể về đêm chuẩn bị tác phẩm dự thi ở Hồng Kông, phòng khách sạn không đủ lạnh để giữ đặc kem, chị phải mua nước đá về chất quanh bánh. Suốt 8 giờ của đêm ấy, chị lạnh run người khi hoàn thành tác phẩm. Chị cho biết trong công việc, chị đặt yêu cầu sáng tạo rất cao.

img
Chị Trần Thị Ngọc Tuyết (thứ hai từ trái qua) đang hướng dẫn trang trí bánh kem cho công nhân


Chẳng hạn, mẫu bánh cưới có các giá nâng tầng và chiếc cầu đặt tượng cô dâu chú rể đều bằng chất liệu ăn được, chủ yếu là đường. Lúc đầu, cứ đặt tượng cô dâu chú rể lên được một lúc là chiếc cầu bằng đường bị gãy đôi. Chị rất ấm ức, đem ra bàn bạc với đồng nghiệp, cuối cùng chị đã tìm được cách chia cây cầu thành các bộ phận có ngàm lắp vào nhau, thay cho đúc nguyên khối như trước.

Và chính sự ấm ức ấy đã giúp chị thành công tại cuộc thi ở Hồng Kông vừa qua. Bác Dương Văn Lô, một người thợ có nhiều năm kinh nghiệm trong tổ bánh kem, nhận xét: “Cô Tuyết giỏi thì khỏi nói! Giỏi về chức trách làm tổ trưởng, giỏi về tay nghề! Cô là đại diện cho thế hệ thợ trẻ biết tìm tòi, sáng tạo, vươn lên”.


Tác phẩm lớn nhất: Gia đình


Sinh ra trong một gia đình làm nghề buôn bán ở chợ An Đông-TPHCM, nhưng nghề tìm đến chị và nhân duyên cũng đến từ nghề làm bánh. Chồng chị hiện là nhân viên kỹ thuật của công ty. Để có được thành công trong nghề nghiệp, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc của chị. Anh Huỳnh Xuân Vinh, chồng chị Tuyết, khoe: “Bà xã tôi dù bận mấy cũng sắp xếp để chăm sóc gia đình. Đối với cha con tôi, những bữa cơm gia đình do chính tay cô ấy nấu là ngon nhất”.


Trong đợt luyện tập trước khi đi Hồng Kông dự thi, chị vẫn vào ca như bao đồng nghiệp, song thường nán lại để luyện tay nghề. Có lúc, vợ chồng đều vào ca, chị phải đưa con đến công ty ôn bài, chứ không thể để con ở nhà một mình. “Gia đình, con cái mới là hạnh phúc thật sự của mình” – chị tâm sự. Ước mơ lớn nhất của chị bây giờ là trau dồi thêm kiến thức chuyên môn để có điều kiện truyền nghề cho lớp CN trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo