VnMoney
10/09/2021 14:20

Vì sao các nền tảng "mua trước, trả sau" bùng nổ?

Những thương vụ mua bán sát nhập lên tới hàng tỉ USD mở lối cho sự phát triểm bao trùm của dịch vụ tài chính “mua trước, trả sau” trên toàn cầu...

“Ông lớn” trong lĩnh vực thanh toán PayPal vừa công bố sẽ chi tới 2,7 tỉ USD để mua lại Paidy - một nền tảng “mua trước, trả sau” của Nhật Bản. Thương vụ “khủng” này dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 4/2021, đánh dấu bước tiến mới của đại gia fintech đến từ Mỹ trong việc thúc đẩy mảng kinh doanh tại thị trường Nhật Bản.

Là một công ty công nghệ tài chính ra đời vào năm 2008 tại Tokyo, Paidy cho phép các nhà kinh doanh online cung cấp thanh toán qua thẻ tín dụng và trả góp cho khách hàng của họ. Công ty hiện có 6 triệu khách hàng này đã huy động được khoảng 400 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm Goldman Sachs và PayPal Ventures - chi nhánh của PayPal.

Chỉ một tháng trước, Square Inc cũng hé lộ kế hoạch mua lại công ty Afterpay Ltd. với mức giá lên tới 29 tỉ USD. Nền tảng dịch vụ “mua trước trả sau” của Australia này sở hữu hơn 16 triệu khách hàng và gần 100.000 người bán trên toàn thế giới đang sử dụng nền tảng này.

Thương vụ này dự kiến kết thúc vào quý 1/2022“ sẽ chắp cánh” để Square sở hữu một phần lớn trong không gian thanh toán kỹ thuật số cũng như mở rộng quyền truy cập cho người dùng.

"LÀN GIÓ MỚI" TỪ CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP

Những thương vụ lớn liên tiếp đến từ các “đại gia” thanh toán hàng đầu thế giới phản ánh sức hút của các nền tảng “mua trước trả sau”. Đây được xem là một hình thức tín dụng mới của thế kỷ 21, trong đó khách hàng không cần phải trả tiền ngay lập tức cho người bán mà có thể trả góp dần với nhiều lựa chọn mất phí hoặc không mất phí, hoặc trả lãi suất trong khoảng thời gian cho phép.

Vì sao các nền tảng mua trước, trả sau bùng nổ? - Ảnh 1.

Trong nhiều trường hợp, khách hàng chỉ phải cung cấp một số thông tin cá nhân. Ứng dụng sẽ sử dụng các thuật toán và dữ liệu để phân tích và xét duyệt cung cấp dịch vụ.

Sự khác biệt của dịch vụ "mua trước, trả sau" được cung cấp bởi các công ty khởi nghiệp sáng tạo so với các nhà cung cấp thẻ tín dụng và ngân hàng truyền thống ở chỗ họ cung cấp nhiều lựa chọn không tính lãi suất hay phí. Người dùng cũng không phải đăng ký hay lập tài khoản.

Người bán sẽ là bên trả phí giao dịch, tính theo phần trăm đơn hàng. Hình thức này có thể giúp người bán tăng số lượng hàng bán ra, cải thiện doanh số bán hàng và số lượng khách hàng.

Mô hình mua trước trả sau đã vô cùng thành công trong đại dịch. Các nền tảng dịch vụ tài chính này được thúc đẩy nhờ khoản trợ cấp kích thích kinh tế và sự đảo lộn của thị trường tín dụng tiêu dùng.

Theo báo cáo của Worldpay, các dịch vụ “mua trước, trả sau” sẽ là một trong những hình thức thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong vòng 5 năm tới. Chi tiêu trên các nền tảng "mua trước, trả sau" cũng được kỳ vọng sẽ đạt giá trị hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025. Chỉ riêng tại Mỹ, ước tính người tiêu dùng đã chi hơn 20 tỷ USD thông qua việc sử dụng các dịch vụ "mua trước, trả sau" vào năm ngoái.

SỨC MẠNH TỪ DỮ LIỆU "NHẶT NHẠNH" 

Có hai lý do chính khiến các hãng công nghệ tập trung vào “mua trước, trả sau”, theo Rest of World. Thứ nhất, so với ngân hàng truyền thống, dữ liệu mà họ có được về tình hình tài chính của khách hàng sâu hơn và nhiều thông tin hơn.

Cụ thể, các ngân hàng thường chỉ xem xét các khoản mua sắm và thu nhập lớn. Trong khi đó, các công ty dịch vụ tài chính và thanh toán di động lại “nhặt nhạnh” dữ liệu nhỏ lẻ. Chính từ những “mảnh ghép” này giúp họ xây dựng bức tranh chi tiết về tín dụng của khách hàng. Thứ hai, các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ giúp các nền tảng tiếp cận nền tảng khách hàng khổng lồ cho các dịch vụ mà ngân hàng truyền thống khó phủ tới.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, theo nhà phân tích Dewi Rengganis đến từ hãng Frost & Sullivan, nhiều công ty thanh toán di động trong khu vực muốn sử dụng nền tảng của mình để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số toàn diện. Các siêu ứng dụng như Grab, Gojek hiện cũng đã cung cấp dịch vụ “mua trước, trả sau” cho những đối tượng chưa được ngân hàng phục vụ.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, việc thu hút và tìm kiếm khách hàng, cả ở phía người bán lẫn phía người mua, của các công ty công nghệ tài chính trong lĩnh vực này sắp bước vào một giai đoạn mới. Khi đó, các công ty khởi nghiệp non trẻ sẽ phải cạnh tranh với những "gã khổng lồ", vốn có sẵn một lượng khách hàng riêng rất lớn và trải rộng trên toàn cầu như PayPal hay Square.

Trong tuyên bố về thương vụ PayPal cho biết, việc mua lại Paidy sẽ mở rộng năng lực, mạng lưới phân phối và sự hiện diện của PayPal ở thị trường thanh toán trong nước tại Nhật Bản - thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba thế giới đồng thời bổ trợ cho hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của PayPal hiện đang tại đất nước này.

Với Square, đồng sáng lập kiêm CEO Jack Dorsey cho biết trong một tuyên bố rằng, thương vụ mua lại  Afterpay giúp xây dựng một hệ thống tài chính công bằng, dễ tiếp cận và bao trùm hơn.

Theo Gia Bảo (Vneconomy)

Viết bình luận

TRUERACE áp dụng “motion AI”  tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

TRUERACE áp dụng “motion AI” tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

Doanh nghiệp 17:00

Ngày 21-4 vừa qua, lần đầu tiên công nghệ camera Motion AI được TRUERACE sử dụng tại giải chạy do Báo Người Lao Động tổ chức ở huyện Bình Chánh (TP HCM)

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Tiêu dùng 15:52

Để mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho hàng khách, Vietjet ra mắt sản phẩm đặt trước hàng miễn thuế (Prebook Duty Free) với ưu đãi lên đến 50% từ ngày 22-4 đến 22-5.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Dự án mới 15:51

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Ngân hàng 15:51

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh quý I-2024.

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Điểm đến hấp dẫn 15:24

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30-4 năm nay.

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

Ngân hàng 15:23

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 với 2 kế hoạch lớn của năm 2024 được đồng thuận là kế hoạch kinh doanh năm và phương án tăng vốn lên 26.000 tỉ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 30%.

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Ngân hàng 15:23

Thời điểm hiện tại đang được đánh giá là thời điểm “vàng” mà những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất cần cân nhắc khi thị trường BĐS đang bắt đầu có những dự báo phục hồi và các gói vay mua nhà của ngân hàng đang cực kỳ ưu đãi.