VnMoney
08/06/2019 15:37

Vì sao các ngân hàng không còn "mặn mà" với vàng miếng?

So với giai đoạn 2012-2013, hiện tại số ngân hàng còn kinh doanh vàng miếng đã giảm đáng kể. Một số nhà băng còn duy trì hoạt động này cũng không ghi nhận hiệu quả lợi nhuận.

Sau giai đoạn cắt giảm liên tiếp các địa điểm kinh doanh vàng miếng vì không hiệu quả, năm 2018 chính thức đánh dấu việc BIDV không còn ghi nhận doanh thu từ kim loại quý này.

Không chỉ BIDV, nhiều ngân hàng khác cũng đang dần phải từ bỏ, hoặc cắt giảm mảng kinh doanh này.

Hết thời ngân hàng kinh doanh vàng miếng

BIDV từng là một trong những ngân hàng thương mại lớn được cấp phép và bắt đầu kinh doanh vàng miếng từ năm 2013.

Tuy nhiên, khi lợi nhuận từ lĩnh vực này chưa đạt 1 tỉ đồng /năm, mảng kinh doanh vàng miếng của BIDV dần đối mặt với thua lỗ và liên tục phải thu hẹp hoạt động. Đại diện ngân hàng này từng cho biết việc cắt giảm địa điểm kinh doanh vàng miếng nhằm cân đối lại hoạt động kinh doanh.

Quý I năm nay, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV đạt tới 322 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Nhưng giống năm 2018, phần lớn trong số này không đến từ vàng mà là mảng kinh doanh ngoại tệ giao ngay.

Vì sao các ngân hàng không còn mặn mà với vàng miếng? - Ảnh 1.

Rất ít ngân hàng hiện nay còn "mặn mà" kinh doanh vàng miếng. Ảnh: Anh Tuấn.

Cũng nằm trong danh sách ngân hàng được phép kinh doanh vàng vào năm 2013, nhưng Techcombank đã sớm phải từ bỏ chỉ một năm sau đó vì không đạt hiệu quả.

Thống kê trong hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ còn khoảng 15 nhà băng duy trì hoạt động kinh doanh vàng miếng. Trong đó, hầu hết đều không hiệu quả, thậm chí thua lỗ nhiều năm liên tiếp.

Trước năm 2017, Agribank là ngân hàng có thu nhập từ vàng miếng lớn nhất hệ thống, đạt trên 1.000 tỉ đồng /năm. Nhưng đến năm 2018 vừa qua, lần đầu tiên nhà băng này phải cắt giảm mạnh mảng kinh doanh vàng. Thu nhập từ vàng miếng của Agribank lao dốc xuống chỉ đạt 500 triệu đồng, với lãi thuần chỉ hơn 400 triệu.

Con số này rất nhỏ so với chính thu nhập từ vàng của Agribank năm liền trước đó (2017) đạt gần 938 tỉ đồng .

Vì sao các ngân hàng không còn mặn mà với vàng miếng? - Ảnh 2.

Số ít ngân hàng còn “mặn mà” với vàng

Không chỉ Agribank, những ngân hàng từng rất kỳ vọng khi tham gia thị trường vàng miếng như ACB, MSB, HDBank, VPBank… cũng đang dần hạ thấp tỷ trọng hoạt động này.

Trong hệ thống, 3 ngân hàng còn tập trung kinh doanh vàng miếng là Vietinbank, Sacombank và Eximbank. Đây cũng là 3 nhà băng có doanh số mua, bán vàng miếng lớn nhất hệ thống hiện nay.

Trong năm gần nhất, Vietinbank đạt 458 tỉ đồng thu nhập từ vàng miếng, đây là số cao nhất trong hệ thống ngân hàng (năm 2018). Tuy nhiên, chi phí lớn khiến hiệu quả kinh doanh vàng tại đây chỉ đạt 1,8 tỉ đồng lãi thuần, tương đương tỷ suất lợi nhuận chỉ chưa tới 1%. Thậm chí, những năm trước đó kết quả này còn ghi nhận con số âm.

Trong quý I, Vietinbank ghi nhận 414 tỉ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (gồm cả vàng), tăng 77% cùng kỳ. Nhưng phần lớn số lãi này lại không đến từ vàng mà đến từ bán ngoại tệ.

Tại Eximbank, ngân hàng này ghi nhận 79 tỉ đồng thu nhập từ vàng miếng năm 2018, giảm 23% so với năm trước. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng miếng tại đây hiệu quả hơn so với Vietinbank khi nhiều năm liền ghi nhận lợi nhuận dương. Cũng trong năm 2018, Eximbank thu về gần 17 tỉ đồng lãi thuần từ vàng miếng, con số không quá lớn nhưng khiến nhiều ngân hàng phải “thèm khát”.

Tuy nhiên, giống các ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh vàng tại Eximbank cũng bắt đầu có xu hướng giảm. Sau đà giảm hơn 20% vào giai đoạn 2017-2018, quý I năm nay, mảng kinh doanh ngoại hối (gồm cả vàng) của Eximbank đã giảm gần 2,5 lần, chỉ đạt 23 tỉ đồng lãi thuần.

Ngân hàng còn lại là Sacombank, năm 2018 ghi nhận 24 tỉ lãi thuần từ hoạt động này, con số tương đương những năm trước đó. Tuy nhiên, nếu xét về số thu nhập từ vàng miếng thì mảng kinh doanh này đã sụt giảm hơn 13% năm vừa qua.

Vì sao các ngân hàng không còn mặn mà với vàng miếng? - Ảnh 3.

Vì sao ngân hàng không còn "mặn mà" vàng miếng?

Từng được nhiều ngân hàng kỳ vọng khi tham gia kinh doanh vàng miếng năm 2013, nhưng cũng chính thời điểm đó chấm dứt tình trạng “sốt nóng” của thị trường vàng trong nước.

Trong giai đoạn 7 năm (2006-2012), giá vàng miếng trong nước đã tăng gần 4 lần từ 12,3 triệu/lượng lên hơn 46 triệu/lượng. Từ năm 2013 đến nay, giá vàng miếng chỉ đi ngang quanh ngưỡng 35-37 triệu/lượng.

Việc vàng miếng qua thời “sốt nóng” khiến không chỉ các ngân hàng mà chính những công ty kinh doanh vàng miếng lớn như SJC hay DOJI cũng rơi vào tình trạng lợi nhuận không hiệu quả.

Dù ghi nhận doanh thu lên tới hàng chục nghìn tỉ mỗi năm, nhưng lợi nhuận mà SJC và DOJI thu về chỉ vỏn vẹn vài chục tỷ đồng, với tỷ suất lợi nhuận chỉ 1-3%/năm.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt hoạt động huy động và cho vay bằng vàng trên toàn hệ thống. Hiện nay, các ngân hàng chỉ được áp dụng cơ chế giữ hộ hoặc cho thuê két sắt với vàng khiến tổng lượng vàng gửi tại ngân hàng giảm mạnh.

Theo số liệu từ cơ quan này, tổng lượng vàng từng gửi tại ngân hàng năm 2012 vào khoảng 160 tấn, nhưng đến đầu năm 2018, số này chỉ còn lại gần 3 tấn gửi dưới dạng giữ hộ.

Rõ ràng không chỉ ngân hàng mà với người dân, vàng đã không còn là tài sản đầu tư giá trị như giai đoạn trước năm 2013.

Theo Quang Thắng (Zing)

Viết bình luận

Kết thúc quý I/2024, BVBank ghi nhận tăng trưởng từ thu nhập lõi

Kết thúc quý I/2024, BVBank ghi nhận tăng trưởng từ thu nhập lõi

Tài chính 18:05

Ngân hàng Bản Việt (BVBank - mã chứng khoán: BVB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với nhiều kết quả kinh doanh tích cực, bám sát mục tiêu đặt ra đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước đó.

Giải bóng bàn Đông Tây Barbershop: Kết nối cộng đồng, khám phá tài năng

Giải bóng bàn Đông Tây Barbershop: Kết nối cộng đồng, khám phá tài năng

Thông tin nhanh 18:01

Trong không khí sôi động của kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 sắp tới, Đông Tây Barbershop tổ chức Giải đấu Bóng bàn dành cho học sinh, sinh viên. Sự kiện không chỉ là một cuộc thi, mà còn là sân chơi gặp gỡ, kết nối và thể hiện tài năng của các bạn trẻ yêu thích môn thể thao này.

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

Sản xuất - Kinh doanh 16:18

Tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024, SCG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh trong top doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) tiêu biểu tại Việt Nam.

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

Ngân hàng 16:15

(NLĐO) - Sự bùng nổ của công nghệ internet và nền tảng xã hội trực tuyến kèm theo thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết đòi hỏi các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng, tiện dụng hơn đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Sản phẩm 14:25

Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Doanh nghiệp 13:31

Phòng khám Mercy cũng luôn hoàn thiện mỗi ngày từ chất lượng dịch vụ, cập nhật các công nghệ làm đẹp tiên tiến cho tới việc luôn lấy chữ tâm đặt lên hàng đầu để có thể đạt được vị thế như ngày hôm nay.

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

Thị trường 11:48

Ngày 24-4-2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vinh dự nhận giải thưởng “Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024” do Báo Vietnamnet và Tổ chức Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.