xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai tử tổ nghiệp vụ hành chính công

Bài và ảnh: MỸ NHUNG

Tổ nghiệp vụ hành chính công - mô hình cải cách hành chính - dù được các quận, huyện thí điểm nhận định hoạt động có hiệu quả nhưng Sở Nội vụ TPHCM lại kiến nghị UBND TPHCM cho chấm dứt hoạt động Sau hơn 3 năm thí điểm, mới đây Sở Nội vụ TPHCM đã chính thức kiến nghị UBND TPHCM, chấm dứt hoạt động của mô hình tổ nghiệp vụ hành chính công (NVHCC).

Sở bảo “không hiệu quả”

Được thí điểm từ cuối năm 2004 tại 4 quận là quận 3, 11, Bình Thạnh và Tân Bình, ngay từ đầu tổ NVHCC đã được xem là một mô hình sáng tạo, nâng cao hiệu quả của cơ chế một cửa tại UBND các quận, huyện. Điểm khác nhau cơ bản giữa bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả theo cơ chế một cửa và tổ NVHCC là tổ đảm nhận luôn phần thụ lý hồ sơ thay cho các phòng ban chuyên môn. Để làm được điều này, những cán bộ, công chức giỏi được lựa chọn, điều động từ các phòng ban chuyên môn có liên quan như phòng quản lý đô thị, phòng tài nguyên - môi trường, phòng kinh tế... đến thụ lý hồ sơ tại tổ.

Trong suốt quá trình thí điểm, UBND TP đã nhiều lần tổ chức sơ kết đánh giá và đều nhận được phản hồi tốt từ 4 quận thí điểm. Thế nhưng, mới đây Sở Nội vụ TP đã kiến nghị UBND TP chấm dứt mô hình này. Theo đánh giá của sở, do chỉ mới thí điểm nên mối quan hệ giữa tổ với các phòng ban của quận huyện cũng như các cơ quan ngoài quận, huyện đều bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến thời gian thụ lý hồ sơ. Thêm vào đó, tổ chỉ mới giải quyết hai lĩnh vực là kinh tế và nhà đất nên hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, nếu mở rộng lĩnh vực thì phải tăng người, gây ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy cấp quận, huyện. Ngay cả điểm mấu chốt của mô hình là tách bộ phận thụ lý hồ sơ ra khỏi các phòng ban chuyên môn cũng bị cho là không ổn, vì như vậy không trao đổi ý kiến về những hồ sơ phức tạp được và làm chậm thời gian giải quyết hồ sơ. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng do hiện nay đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nên tổ NVHCC đã thành “người thừa”.

Quận, huyện “phản biện”

Thế nhưng, khi trao đổi với các quận, huyện làm thí điểm, chúng tôi lại nhận được phản hồi là: “Mô hình tổ NVHCC phát huy được hiệu quả”. Bà Nguyễn Thị La, tổ trưởng tổ NVHCC quận 3, cho biết trước đây văn phòng HĐND và UBND quận tiếp nhận hồ sơ của dân rồi chuyển cho phòng ban chuyên môn thụ lý. Còn hiện nay tổ trực tiếp thụ lý hầu hết các thủ tục liên quan đến nhu cầu của dân như: đăng ký kinh doanh, cấp giấy hồng, tách thửa, nhập thửa, cấp phép xây dựng, đăng bộ, cấp phép tạm sử dụng lề đường, cấp phép đào đường... Do đầu mối thông tin quy về một nơi, bớt đi cấp trung gian nên đã giải quyết hồ sơ cho dân đúng hẹn. Bà Trần Thị Tâm, tổ trưởng tổ NVHCC quận 11, cũng cho rằng tổ hoạt động có hiệu quả, do đó UBND quận 11 đã kiến nghị duy trì và mở rộng phạm vi hoạt động. Về vấn đề ISO, ông Nguyễn Văn Quân, tổ trưởng tổ NVHCC quận Tân Bình, cho rằng ISO và tổ NVHCC là hai vấn đề khác nhau. “ISO là chuẩn hóa quy trình, trong đó quy định rõ công việc của từng cán bộ, từng công đoạn... Do đó, ISO sẽ hỗ trợ hoạt động của tổ” - ông Quân khẳng định.

Lửng lơ

Theo các quận, huyện có tổ NVHCC, thiếu tính pháp lý là “gót chân Asin” của mô hình này. Tổ NVHCC quận Tân Bình hiện nay chỉ thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng và đăng ký kinh doanh, còn những thủ tục khác thì chỉ tiếp nhận rồi chuyển cho phòng ban chuyên môn thụ lý. “Tỉ lệ đúng hẹn của hai lĩnh vực là hơn 90%. Ban đầu quận cũng xác định sẽ đưa hết các lĩnh vực vào tổ NVHCC nhưng hiện nay quận đang chờ TP tổng kết để xem có làm tiếp hay không”, ông Nguyễn Văn Quân nói. Theo ông, về mặt tổ chức, tổ không có tên trong bộ máy hành chính cấp quận và tổ trưởng cũng không có vị trí gì. “Theo mô hình, tổ trực thuộc văn phòng HĐND và UBND quận cũng không hợp lý lắm vì văn phòng là cơ quan hậu cần phục vụ công tác điều hành của UBND. Nếu chánh hay phó văn phòng ký tên vào giấy tờ thì cũng “lượng sượng”. Cũng vì thiếu tính pháp lý nên tổ gặp khó khăn trong phối hợp với các phòng ban khác. Tuy nhiên, phối hợp không đồng bộ là bệnh chung chứ không riêng tổ NVHCC” - ông Quân giải thích.

Còn bà Trần Thị Tâm cho rằng để tổ hoạt động tốt hơn cần chuẩn hóa thành phần hồ sơ, trình tự công đoạn của các lĩnh vực trong tất cả các quận, huyện. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị La khẳng định: “Vướng mắc duy nhất của mô hình này là nhân sự. Khối lượng công việc quá nhiều, toàn tổ NVHCC quận 3 chỉ có 12 cán bộ nên áp lực rất nặng nề. chúng tôi làm ngoài giờ là chuyện thường. Nếu không thêm người thì chúng tôi “từ chết đến bị thương”. Quá tải cũng là tình trạng của tổ NVHCC quận 11 trong khi việc tuyển mới không dễ dàng chút nào vì đòi hỏi cao về trình độ.

UBND TPHCM cần sớm quyết định

Ông Diệp Văn Sơn, chuyên viên cao cấp, nguyên phó vụ trưởng của Cơ quan Thường trực miền Nam Bộ Nội vụ, cho rằng mô hình tổ NVHCC là sự cố gắng tìm tòi để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của TPHCM. Tuy nhiên, mô hình này có chỗ chưa ổn là đụng chạm đến mô hình tổ chức cơ quan tham mưu giúp việc cấp quận, huyện (Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29-9-2004). Vì vậy, việc nhân rộng mô hình này ít nhiều sẽ gặp khó khăn vì sẽ gây xáo trộn đồng loạt về mặt tổ chức. TP cần sớm quyết định “số phận” của tổ NVHCC, tránh tình trạnh như mô hình “một dấu” thí điểm đến 10 năm trời, khiến cho cán bộ công chức không yên tâm khi làm việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo