xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh hoàng rác thải nhựa (*): Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Thu Hồng

Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác nhựa, gần tương đương trọng lượng của tổng số dân toàn cầu. Trong đó, Việt Nam "đóng góp" khoảng 2,5 triệu tấn/năm

Cùng với sự gia tăng dân số và kinh tế, lượng túi ni-lông phát sinh ngày càng tăng. Nếu chỉ tính trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra một túi ni-lông/ngày, như vậy sẽ có hàng triệu túi ni-lông thải ra môi trường hằng ngày. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới.

Những con số đáng sợ

Ở TP HCM, chỉ tính riêng tại 4 con kênh: kênh Đôi, Tẻ, Tàu Hũ, Bến Nghé, công nhân môi trường vớt từ 10-40 tấn rác/ngày, lễ - Tết có khi lên đến 80 tấn, trong đó đa phần là rác thải sinh hoạt, túi ni-lông, mút xốp... Theo khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) mới đây, tại TP HCM có khoảng 30 tấn ni-lông được sử dụng mỗi ngày trong các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; 34-60 tấn ni-lông/ngày tương đương từ 5-9 triệu túi ni-lông/ngày từ các hộ dân. Lượng túi ni-lông này tăng theo từng năm, tạo áp lực rất lớn lên môi trường. Xử lý loại rác thải này chỉ có 2 cách chôn lấp hoặc đốt và cả hai đều ảnh hưởng không tốt tới môi trường. Bởi phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và ni-lông mới bị phân hủy. Chất thải nhựa, ni-lông khi đốt sẽ tạo ra khí độc, tồn tại lâu dài trong môi trường.

Còn theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm, lượng rác nhựa thải ra đủ để bao quanh trái đất 4 lần. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ nhưng chỉ 27% trong số này được xử lý và tái chế. Rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển. Đặc biệt, 60% lượng rác nhựa thải ra biển có nguồn gốc từ 6 nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Kinh hoàng rác thải nhựa (*): Cần sự chung tay của cả cộng đồng - Ảnh 1.

Sự bùng nổ của các ứng dụng giao thức ăn nhanh làm gia tăng đáng kể lượng rác nhựa sử dụng 1 lần. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Xử nghiêm vi phạm, không tuyên truyền suông

Theo PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC), nhiều năm nay, các bộ, ngành đã nhìn thấy rõ nguy hại của "ô nhiễm trắng" và ra sức tuyên truyền, đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng túi ni-lông. Cụ thể, biểu thuế bảo vệ môi trường đã tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni-lông từ 10.000 đồng/kg lên 50.000 đồng/kg từ đầu năm 2019 này. Song song đó, Bộ TN-MT áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ như giảm thuế, miễn thuế dành cho các doanh nghiệp sản xuất những vật liệu thân thiện môi trường thay thế túi ni-lông.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã phát động phong trào "sống xanh - sống thân thiện môi trường" bằng hành động thiết thực như dùng túi giấy, túi vải thay túi ni-lông, dùng lá chuối, lá sen thay hộp nhựa, hộp xốp... Đó là tín hiệu vui.

"Vấn đề còn lại là ý thức người dân, mỗi người nên thay đổi dần thói quen. Nếu chưa thể từ bỏ hẳn túi ni-lông thì 1 túi ni-lông nên sử dụng nhiều lần hoặc nếu vứt thì gom vào 1 bao để lực lượng gom rác dễ phân loại và đưa đi tái chế; nếu sử dụng chai nước nhựa nên súc rửa sạch sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, chính quyền cần xử phạt nghiêm các hành vi vứt rác bừa bãi, không vì lý do thiếu người xử phạt mà du di" - PGS-TS Phùng Chí Sỹ nêu ý kiến.

Còn theo một chuyên gia bảo vệ môi trường, để thay đổi được thói quen tiêu dùng của người dân, phải bắt đầu từ mỗi cá nhân và từ những việc đơn giản nhất. Ví dụ bớt đi một chiếc túi đựng rau khi đi chợ, hay đem theo ly mỗi khi mua nước, cũng có thể mang đến những hiệu quả bất ngờ. "Muốn thói quen tốt lan tỏa trong cộng đồng, đòi hỏi sự nỗ lực cộng hưởng từ phía nhà nước (có chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ các vật dụng thay thế nhựa; hạn chế tối đa sản xuất và sử dụng bao bì nhựa, tiến tới ngừng sản xuất loại bao bì này), doanh nghiệp và đặc biệt là mỗi cá nhân. Đặc biệt, phải có chế tài xử phạt nghiêm minh trường hợp xả rác tùy tiện ở nơi công cộng; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có ý thức chấp hành tốt" - vị chuyên gia chia sẻ.

Khá "mặn mà" trong phong trào chống thác rải nhựa, Hội LHPN TP HCM không chỉ phát động phong trào "Nói không với rác thải nhựa" mà việc tuyên truyền đi sâu, đi sát đến từng hội viên. Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Chủ tịch Hội LHPN TP, cho biết không chỉ kêu gọi cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị tiên phong, hội còn vận động hội phụ nữ các chợ tuyên truyền, vận động thương nhân, tiểu thương hạn chế sử dụng túi ni-lông, vận động khách hàng bỏ rác đúng nơi quy định; tuyên truyền, vận động các nhà hàng, quán ăn, khu du lịch có nữ tham gia kinh doanh, quản lý và là thành viên CLB Nữ doanh nhân "Nói không với rác thải nhựa".

Đổi chai nhựa lấy vé xe buýt

Để hạn chế nạn "ô nhiễm trắng", TP Surabaya (Indonesia) đã phát động phong trào đổi chai nhựa để nhận vé xe buýt miễn phí. Cụ thể, 5 chai nhựa hoặc 10 ly nhựa dùng một lần, người dân sẽ đổi được 1 vé xe buýt 2 tiếng. Theo Reuters, từ khi thử nghiệm đến nay, mỗi xe buýt có thể thu gom gần 250 kg nhựa/ngày.

Trong khi đó, TP Tokyo (Nhật Bản) đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 25% rác thải nhựa và đến năm 2035, tái chế hoặc tái sử dụng 100% loại rác thải nhựa, bao gồm cả vật liệu được sử dụng trong các thiết bị điện và phụ tùng ôtô. Chiến lược này cũng yêu cầu các nhà bán lẻ tính phí túi ni-lông và kêu gọi khách hàng sử dụng túi ni-lông được làm từ vật liệu dễ phân hủy.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 12-6

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo