xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động nữ chịu thiệt thòi về tiền lương, điều kiện làm việc

Theo TTXVN

Năm nay, hội nghị thường niên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đề cập một loạt vấn đề như bạo lực nơi làm việc, tình trạng quyền của người lao động (NLĐ) trên toàn thế giới, lao động nữ (LĐN), nghiên cứu các công cụ liên quan đến thời gian làm việc, đối thoại xã hội, vấn đề thực thi các tiêu chuẩn và hợp tác vì phát triển.


Từ ngày 28-5 đến 8-6, khoảng 5.000 đại biểu, gồm đại diện các chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động của 187 quốc gia thành viên (ILO), tham dự Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 107 tại thành phố Geneva. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 107 gồm đại diện cơ chế ba bên: Chính phủ (Bộ Lao động-Thuong binh và Xã hội), NLĐ (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tham gia sự kiện.

Lao động nữ chịu thiệt thòi về tiền lương, điều kiện làm việc - Ảnh 1.

Doanh nghiệp thường tìm mọi lý do để sa thải người lao động khi họ trên 35 tuổi, nhất là lao động nữ. Ảnh: Thái Hiền

Năm nay, hội nghị thường niên của ILO đề cập một loạt vấn đề như bạo lực nơi làm việc, tình trạng quyền của NLĐ trên toàn thế giới, LĐN, nghiên cứu các công cụ liên quan đến thời gian làm việc, đối thoại xã hội, vấn đề thực thi các tiêu chuẩn và hợp tác vì phát triển.

Phát biểu tại diễn đàn Hội nghị Lao động Quốc tế, Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder kêu gọi các đại biểu thể hiện "tinh thần của cơ chế ba bên (chính phủ, người sử dụng lao động và NLĐ), thỏa hiệp và đồng thuận" để đối mặt với những thách thức về môi trường làm việc.

Trong 11 ngày làm việc, hội nghị đã tranh luận một số chủ đề: tại sao vấn đề tạo việc làm và công việc tốt, phù hợp lại có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình bền vững? Làm thế nào để những can thiệp thúc đẩy việc làm có thể đóng góp tốt hơn vào việc ngăn ngừa các xung đột, mang lại và duy trì hòa bình? Các đối tác chiến lược có thể mang lại đóng góp gì cho chương trình phát triển bền vững và duy trì hòa bình; và ILO có vai trò gì.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đánh giá cao và ủng hộ Sáng kiến thiên niên kỷ của ILO về "Phụ nữ tại nơi làm việc: lực đẩy hướng tới bình đẳng". Sáng kiến này góp phần bổ sung cho các công cụ chính sách hiện tại nhằm thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách tiếp cận mới, đảm bảo công bằng xã hội toàn cầu. Thứ trưởng cũng khẳng định Việt Nam nhận thức rõ vai trò đóng góp của LĐN đối với sự thịnh vượng chung và phát triển bền vững, do đó, đảm bảo quyền của lao động nữ tại nơi làm việc là một trong các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Điều này đã được thể hiện bằng việc ban hành luật pháp, chính sách để tạo điều kiện cho phụ nữ được nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thị trường.

Lao động nữ chịu thiệt thòi về tiền lương, điều kiện làm việc - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Lý phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Lao động Quốc tế, ngày 5/6, tại Geneva (Thụy Sĩ)

Một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 của Việt Nam là giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động. Các chương trình, đề án như: giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp... đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận với cơ hội việc làm, tham gia vào thị trường lao động, thoát nghèo, nâng cao quyền năng kinh tế. Với những nỗ lực đó, đến nay, LĐN chiếm 48,1% trong tổng số 54,8 triệu người lao động. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ là 72%. Tỉ lệ phụ nữ tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp là hơn 25%. Khoảng cách về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và thu nhập cũng được cải thiện đáng kể.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Lao động Quốc tế, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ động Việt Nam Trần Văn Lý, cho biết Việt Nam hiện có lực lượng lao động là 55 triệu người, trong đó lao động nữ chiếm gần 26,5 triệu, tức khoảng 48%. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách liên quan đến phụ nữ như Luật Bình đẳng giới, Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH và nhiều văn bản pháp luật khác. Chính phủ cũng ban hành nhiều chiến lược quan trọng liên quan đến phụ nữ như: Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động Quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

Trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham gia và đóng vai trò tích cực trong việc đề xuất và phối hợp với các cơ quan nhà nước để xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử về giới và có những chính sách ưu tiên hơn đối với lao động nữ nhằm đảm bảo quyền của lao động nữ. Điều lệ Công đoàn, các nghị quyết và chương trình hành động của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng như Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn (CĐ) Việt Nam đã xác định công tác vận động nữ CNVC-LĐ là một trong 8 nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức CĐ Việt Nam.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định các cấp CĐ Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm đến hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền của LĐN và tăng cường tỷ lệ tham gia cũng như tỷ lệ lãnh đạo nữ trong hệ thống và hoạt động CĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, Tổng LĐLĐ Việt Na, cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, đó là lao động nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi về tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến và việc làm bền vững. Điều đó đặt ra yêu cầu với TLĐLĐVN trong thời gian tới phải tập trung hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách, cũng như có những chương trình, kế hoạch cụ thể hơn, thiết thực hơn để chăm lo cho lao động nữ và công tác cán bộ nữ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo