xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa Luật Công đoàn để hội nhập

VĂN DUẨN

Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Công đoàn 2012 còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của quan hệ lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn

Luật Công đoàn (CĐ) 2012 được Quốc hội (QH) khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 3, ngày 20-6-2012 (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật CĐ năm 1990), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm áp dụng, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật, trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế và yêu cầu tất yếu khách quan đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung Luật CĐ.

Sửa đổi để tương thích

Phát biểu tại hội thảo về một số vấn đề cơ bản trong đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật CĐ 2012 tổ chức tại Hà Nội, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết Luật CĐ 2012 đã thể chế hóa mạnh mẽ các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng về tổ chức và hoạt động cho tổ chức CĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tổ chức CĐ ngày càng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước trong thời gian qua.

Tuy nhiên, do Hiến pháp năm 2013 được ban hành sau khi Luật CĐ đã được thông qua nên có những nội dung của Luật CĐ chưa hoàn toàn tương thích với Hiến pháp. Bên cạnh đó, những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức CĐ, đặc biệt là việc sửa đổi bổ sung Bộ Luật Lao động đặt ra vấn đề phải sửa đổi Luật CĐ để bảo đảm tương thích, đồng bộ trong các văn bản pháp luật. Ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh việc Việt Nam ký kết, phê chuẩn và tham gia các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt về quan hệ lao động và "nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - CĐ". Do vậy, Luật CĐ 2012 cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các điều luật để bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, cam kết của Việt Nam trong phê chuẩn các điều ước quốc tế, các FTA thế hệ mới mà chúng ta tham gia và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thể chế chính trị của Việt Nam. "Từ những căn cứ trên cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật CĐ 2012 cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và của tổ chức CĐ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế" - ông Hiểu nói.

Theo các đại biểu, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật CĐ 2012 còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của quan hệ lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức CĐ. Ngoài ra, nhiệm vụ của tổ chức CĐ quy định còn dàn trải, thiếu tập trung. Cơ chế bảo đảm thi hành quyền CĐ cũng như cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ chưa đầy đủ và khả năng thực thi chưa cao.

Sửa Luật Công đoàn để hội nhập - Ảnh 1.

Cán bộ Công đoàn cơ sở là đối tượng luôn chịu nhiều áp lực. Ảnh: TRỰC NGÔN

Bổ sung đối tượng điều chỉnh

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, phạm vi luật sửa đổi sẽ tập trung điều chỉnh với 6 nhóm quy định chủ yếu: Vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức CĐ; Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo hoạt động CĐ; Quyền gia nhập CĐ của NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyền gia nhập hệ thống CĐ Việt Nam của tổ chức đại diện NLĐ; Các hành vi phân biệt đối xử và can thiệp, thao túng chống CĐ; Tài chính CĐ. Và để bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong các văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CĐ cần được QH xem xét, thông qua sau một kỳ họp so với Bộ Luật Lao động, vì nhiều nội dung của Bộ Luật Lao động được cụ thể hóa ở Luật CĐ. Theo kế hoạch, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CĐ dự kiến trình QH khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2020).

Thông tin về đối tượng điều chỉnh trong luật, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết về cơ bản, đối tượng áp dụng vẫn giữ nguyên như Luật CĐ 2012. Tuy nhiên, luật bổ sung đối tượng điều chỉnh là NLĐ nước ngoài đang lao động hợp pháp tại Việt Nam. GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, bày tỏ đồng tình với việc cần sửa Luật CĐ để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, vì Luật CĐ ra đời sớm hơn (năm 2012), do đó chưa kịp thể chế hóa những quy định trong Hiến pháp. Theo GS Đường, Luật CĐ là luật tổ chức và quản lý, CĐ với tư cách là một thiết chế, một tổ chức rất quan trọng, do vậy cần quy định rõ trong luật về cơ cấu tổ chức, phải quy định cụ thể: CĐ là tổ chức như thế nào, các cấp CĐ như thế nào, mối quan hệ giữa các cấp CĐ ra sao. "Phải quy định thêm về cơ cấu tổ chức của CĐ, không thể chỉ dựa vào quy định tại điều 10 Hiến pháp. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng trong bối cảnh sắp tới sẽ xuất hiện các tổ chức đại diện cho NLĐ; việc sửa đổi, bổ sung Luật CĐ phải tiếp tục làm thế nào để có những CĐ cơ sở mạnh ở khu vực kinh tế tư nhân. "Tổng LĐLĐ Việt Nam cần đứng vững và phát huy vai trò của mình để hoạt động CĐ thực sự mạnh ở khu vực này. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối hiệu quả giữa CĐ cơ sở với các CĐ cấp trên, đặc biệt là CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở" - ông Cường góp ý.

Ông VŨ MINH TIẾN - Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn:

Xử nghiêm hành vi phân biệt, đối xử

Qua khảo sát, hành vi phân biệt đối xử, chống CĐ không chỉ diễn ra trong khi hoạt động CĐ, mà còn diễn ra cả trước khi hoạt động CĐ. Ông Tiến ví dụ tại một công ty may ở TP HCM, khi một cá nhân được đông đảo NLĐ tín nhiệm, chuẩn bị làm công tác nhân sự để CN bầu cử, thì cá nhân này đã bị điều chuyển 60 ngày tại một chi nhánh ở tỉnh. Phân biệt đối xử còn diễn ra sau khi hoạt động CĐ. Có trường hợp, một cán bộ CĐ hoạt động năng nổ vừa thôi tham gia Ban Chấp hành CĐ cơ sở, một tháng sau đã bị công ty chấm dứt HĐLĐ. Hành vi này của người sử dụng lao động phải bị xử lý nghiêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo