xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thấu hiểu để hỗ trợ trúng và đúng

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Xuất phát điểm là công nhân trực tiếp nên bà Trần Thị Thanh Phượng, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Việt Thắng, luôn thấu hiểu và tìm cách san sẻ khó khăn với họ

Nhắc đến bà Trần Thị Thanh Phượng, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Việt Thắng (TP Thủ Đức, TP HCM), đoàn viên - lao động ai cũng dành cho bà sự kính trọng. Bởi vậy, mới đây, khi hay tin nữ thủ lĩnh Công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam xét trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh, nhiều công nhân (CN) nhắn tin chúc mừng, bởi họ biết rằng bà xứng đáng nhận danh hiệu cao quý đó.

Chăm lo cho công nhân từng chút một

Gắn bó công ty hơn 35 năm, bà Phượng hiểu rõ hoàn cảnh của từng CN cũng như nhu cầu của họ. Do vậy, các ý tưởng chăm lo cho CN của bà đều hướng đến mục tiêu từng bước cải thiện đời sống của họ.

Đặc thù công việc của ngành dệt may khiến tuổi nghề CN rất ngắn, do vậy rất ít người gắn bó lâu dài. Để cải thiện căn cơ sức khỏe người lao động (NLĐ), cùng với ban chấp hành Công đoàn, bà Phượng đã liên tục điều chỉnh thực đơn hằng ngày nhằm giúp CN ăn ngon miệng hơn. Nhiều CN rất thích dùng bữa tại căng-tin vì có thực đơn riêng dành cho người ốm, người ăn chay và cả nữ CN đang mang thai.

Chưa dừng lại đó, bà Phượng còn tạo nguồn thu cho căng-tin bằng việc bán thêm nước giải khát giá rẻ. Tiền lãi kinh doanh của căng-tin (khoảng 600 triệu đồng/năm) được Công đoàn cơ sở sử dụng vào việc tổ chức bữa ăn sáng miễn phí cho CN. Những ngày nắng nóng, căng-tin nấu thêm nước mát phục vụ miễn phí cho CN.

Thấu hiểu để hỗ trợ trúng và đúng - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Thanh Phượng (bìa trái) trong cửa hàng Công đoàn phục vụ nhu cầu thiết yếu của công nhân

Nắm bắt nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng thiết yếu trong CN, bà Phượng đã đề xuất ban giám đốc dành một phần diện tích ngay cổng ra vào để mở cửa hàng phục vụ. Cửa hàng đi vào hoạt động không chỉ được CN ủng hộ mà còn có lãi, từ đó giúp Công đoàn cơ sở có thêm nguồn để chăm lo cho đoàn viên - lao động vào các dịp lễ, Tết. Bà Phượng cũng là người đưa ra ý tưởng vận động các nhà hảo tâm và NLĐ quyên góp ủng hộ các vật dụng mới hoặc đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt (tivi, nồi, chảo, quần áo, giày dép), dụng cụ học tập, thực phẩm để tổ chức "Cửa hàng 0 đồng" giúp đỡ CN khó khăn. Với sự vào cuộc chủ động, tích cực của bà Phượng, thỏa ước lao động tập thể của công ty được ký kết với nhiều chế độ đãi ngộ cao hơn quy định của pháp luật như: thưởng vào các dịp lễ, Tết, tham quan du lịch, hỗ trợ tiền xe, tiền gửi trẻ, tiền sinh nhật…

Đặc biệt, NLĐ khi nghỉ hưu, ngoài trợ cấp chế độ theo luật định còn được hỗ trợ thêm một khoản bằng nửa tháng lương cơ bản cho mỗi năm làm việc. Đây là 1 trong 3 bản thỏa ước lao động tập thể tốt nhất trong hệ thống Công đoàn Dệt may Việt Nam.

"Vất vả mấy tôi cũng chịu"

Thấy nhiều CN vì nhu cầu bức thiết như người thân bị bệnh, cần đóng tiền học phí cho con, sửa chữa nhà… mà phải vay lãi bên ngoài rồi nợ nần chồng chất, bà rất xót xa. Từ nguồn tích lũy hoạt động kinh tế, Công đoàn cơ sở đã mua cổ phần của công ty để có điều kiện tham gia quản lý, cổ tức tích lũy được dùng để chăm lo cho con CN, đặc biệt là hỗ trợ vay vốn. Nhờ nguồn quỹ này, mỗi năm có trên 200 CN có hoàn cảnh khó khăn được vay hơn 1,5 tỉ đồng.

Con bị bệnh, phải phẫu thuật gấp nên anh Nguyễn Văn Sang "vay nóng" bên ngoài 20 triệu đồng. Lãi chồng lãi khiến anh Sang không có khả năng chi trả, số nợ vì thế tăng gấp 3 lần. Biết tin, bà Phượng đã động viên và quyết định cho anh vay trả nợ, trừ dần hằng tháng. "Nếu không có chị Phượng, vợ chồng tôi cũng không biết xoay xở ra sao. Ân tình này tôi không thể quên" - anh Sang bộc bạch. Trong 2 năm 2020-2021, cả nước đặc biệt là TP HCM bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.

Thời gian giãn cách xã hội kéo dài, NLĐ càng lo lắng khi vừa sản xuất vừa lo mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình mà vẫn phải bảo toàn sức khỏe. Khi TP HCM tạm đóng cửa chợ truyền thống, nhiều NLĐ đã nhắn tin cho Công đoàn nhờ hỗ trợ vì không tìm được nguồn thực phẩm. Đáp ứng yêu cầu của NLĐ, bà Phượng đã tổ chức "Mô hình đi chợ hộ cho CN". Các thành viên ban chấp hành Công đoàn tìm kiếm các nhà cung cấp thực phẩm có uy tín và sơ chế trước để phục vụ CN.

Mô hình này không chỉ giúp nhiều gia đình NLĐ tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, giá rẻ, mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. "Tìm mua, sơ chế, phân loại theo nhu cầu của vài trăm người mỗi ngày là điều không đơn giản. Dù vất vả nhưng khi thấy anh chị em CN phấn khởi, bao nhiêu mệt nhọc của chúng tôi cũng tan biến" - bà Phượng bộc bạch.

Bà NGUYỄN THỊ THỦY, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Việt Nam: Hình mẫu cán bộ Công đoàn dấn thân

Bà Trần Thị Thanh Phượng là hình mẫu của một cán bộ Công đoàn dấn thân, luôn hết mình với đoàn viên - lao động. Trưởng thành từ CN trực tiếp sản xuất nên bà luôn hiểu anh chị em CN cần gì, từ đó thiết kế các mô hình chăm lo thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh sống cũng như điều kiện làm việc của họ. Bà là chỗ dựa để đoàn viên - lao động gửi gắm tâm tư, nguyện vọng. Giải thưởng Nguyễn Văn Linh là phần thưởng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của bà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo