xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phép thử cho quan hệ liên Triều

Xuân Mai

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm 25-4 tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Triều Tiên - Hàn Quốc sắp tới sẽ là cơ hội xác nhận cam kết của Bình Nhưỡng về vấn đề phi hạt nhân hóa.

Bà Kang nhấn mạnh cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, dự kiến diễn ra ngày 27-4, sẽ tập trung vào phi hạt nhân hóa, kiến tạo hòa bình và cải thiện quan hệ giữa hai miền. 

Khi được hỏi về khả năng thất bại của cuộc gặp, nữ bộ trưởng cho rằng ông Kim Jong-un nhận thức rõ bất kỳ nỗ lực toàn diện nào để phát triển kinh tế, như ông tuyên bố, không thể thành công nếu Bình Nhưỡng vẫn còn bị cộng đồng quốc tế trừng phạt như hiện nay. 

Chia sẻ quan điểm này, ông Thomas Byrne, Chủ tịch Hiệp hội Triều Tiên tại Mỹ, nhận định với trang Bloomberg rằng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ mang lại lợi ích to lớn tức thì cho Triều Tiên chứ không phải Hàn Quốc và đó là lý do ông Kim đang thúc đẩy một kết quả như thế.

Trước thềm hội nghị trên, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), giới chức Hàn Quốc và Mỹ cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các cuộc gặp giữa lãnh đạo nước họ và ông Kim Jong-un diễn ra thành công. 

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon Jae-in và ông Donald Trump trước khi ông chủ Nhà Trắng có cuộc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Phép thử cho quan hệ liên Triều - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp đại sứ Trung Quốc tại Bình Nhưỡng hôm 23-4 Ảnh YONHAP

Theo tờ The New York Times, không ít người Hàn Quốc còn hoài nghi về động cơ đằng sau sự thay đổi đột ngột của Bình Nhưỡng - từ đe dọa hủy diệt hạt nhân sang hâm nóng quan hệ với Seoul. Một số người lớn tuổi thậm chí lo ngại kịch bản cũ xảy ra: Triều Tiên được thưởng vì chịu ngồi vào bàn đàm phán để rồi đối thoại đi vào bế tắc và họ quay lại con đường trước đó. 

"Triều Tiên làm điều này nhằm câu giờ và giảm nhẹ lệnh trừng phạt chứ không bao giờ có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân" - ông Kim Chang-guk, 73 tuổi, người tham gia cuộc biểu tình phản đối hội nghị thượng đỉnh liên Triều gần đây ở Seoul, nhận định. 

Tuy nhiên, phe ủng hộ đàm phán cho rằng biện pháp thực tế duy nhất để loại bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong hòa bình là thuyết phục Bình Nhưỡng rằng họ có thể tồn tại mà không cần đến chúng.

Trung Quốc cũng có tâm trạng thận trọng xen lẫn lo lắng trước thềm hội đàm cấp cao liên Triều và Mỹ - Triều. Theo đài CNN, Bắc Kinh lo ngại Bình Nhưỡng sẽ vượt khỏi "vòng kiểm soát" của mình trong trường hợp những cuộc gặp sắp tới mang lại một thỏa thuận nào đó, nhất là với Washington. Nỗi lo này càng tăng khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng, nhất là trong vấn đề thương mại. 

"Trung Quốc không thích bức tranh hiện nay, với 2 miền Triều Tiên và Mỹ ở vị trí trung tâm mà không có Bắc Kinh. Nỗi lo chính của Trung Quốc là liệu họ có còn duy trì sức ảnh hưởng tại khu vực hay không" - bà Duyeon Kim, chuyên gia tại Diễn đàn Tương lai bán đảo Triều Tiên tại Seoul, nhận định.

Điều Trung Quốc quan tâm lúc này là liệu cuộc gặp cấp cao liên Triều sắp tới có đạt kết quả tích cực và giúp mở đường cho cuộc gặp tương tự giữa Mỹ và Triều Tiên hay không. 

"Những rủi ro an ninh trên bán đảo Triều Tiên, khủng hoảng hạt nhân… chủ yếu bắt nguồn từ sự thù địch lâu nay giữa Mỹ và Triều Tiên" - ông Su Hao, chuyên gia thuộc Trường ĐH Ngoại giao Trung Quốc, nhận định. 

Ngoài ra, những vấn đề như sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc và một hiệp ước hòa bình không phải là chuyện của riêng 2 miền Triều Tiên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo