xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thành phố Nhật Bản "chết hụt" dưới bom nguyên tử Mỹ

P.Nghĩa (Theo BBC)

(NLĐO) - Vài tuần trước khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima (6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945), có một bí mật ít người biết: Cố đô Kyoto của Nhật Bản mới là mục tiêu chính thay vì Nagasaki.

Thời điểm đó, một ủy ban gồm các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội và nhà khoa học Mỹ đã lập một bản danh sách các thành phố của Nhật Bản là mục tiêu của 2 quả bom nguyên tử “Little Boy” và “Fat Man”.

Kyoto, thành phố cổ kính với 2.000 chùa chiền, miếu mạo – trong đó có 17 di sản thế giới - và 1 triệu cư dân sinh sống đứng đầu bản danh sách. Nagasaki không có tên trong danh sách tử thần.

Ông Alex Wellerstein, giáo sư sử học đến từ Viện Công nghệ Stevens (Mỹ), nhận định Kyoto là địa điểm thích hợp vì nó chưa từng bị đánh bom trong quá khứ. Thành phố cũng tập trung nhiều ngành công nghiệp và nhà máy lớn cũng như các trường đại học danh tiếng. Quan trọng nhất, người dân Kyoto được đánh giá là “đủ trình độ để hiểu rằng bom nguyên tử của Mỹ không chỉ là một loại vũ khí đơn thuần mà đó là một bước ngoặt trong lịch sử loài người”.

 

Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson. Ảnh: BBC
Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson. Ảnh: BBC

 

Tuy nhiên, đến đầu tháng 6-1945, Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson ra lệnh bỏ Kyoto ra khỏi danh sách mục tiêu. Ông lập luận thành phố có bề dày văn hóa và không thích hợp để làm mục tiêu quân sự. Giáo sư Wellerstein cho biết quân đội Mỹ không muốn "tha" Kyoto và thành phố này vẫn nằm trong danh sách đến cuối tháng 7-1945, cho tới khi ông Stimson gặp trực tiếp Tổng thống Truman để thảo luận. Cuối cùng, Nagasaki trở thành “kẻ thế mạng”.

Một số nhà sử học cho biết ông Stimson từng đến thăm Kyoto nhiều lần vào những năm 1920, một lần đi nghỉ tuần trăng mật. Ông rất ngưỡng mộ văn hóa Nhật Bản và lý do khiến ông “bảo vệ” cho thành phố cổ kính này dường như xuất phát từ động cơ cá nhân.

Về phần Tổng thống Truman, dù là người ra lệnh ném bom (khoảng sau ngày 3-8) nhưng ông không nắm rõ chi tiết kế hoạch ném bom 2 thành phố Nhật Bản. Khi nhìn thấy các số liệu báo cáo, ông tỏ ra ngạc nhiên về sức tàn phá của 2 quả bom, đặc biệt trong số hơn 450.000 người thiệt mạng có rất nhiều phụ nữ và trẻ em.

 

TP Kyoto cổ kính. Ảnh: BBC
TP Kyoto cổ kính. Ảnh: BBC

 

Sau cùng, nếu phát xít Nhật không đầu hàng quân đồng minh, rất có thể Kyoto sẽ bị dội quả bom thứ ba vào ngày 19-8-1945. Nhưng Tokyo đầu hàng trước đó 4 ngày.

Ngày nay, dù đau đớn nhưng nhiều người Nhật thừa nhận 2 quả bom nguyên tử là cần thiết để chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, nếu thực sự Kyoto bị ném bom, có thể hoàng cung của Nhật hoàng và bản thân Nhật hoàng cũng trở thành nạn nhân. Trong trường hợp đó, sẽ không có nhiều người Nhật Bản chịu chấp nhận định mệnh nghiệt ngã giáng xuống dân tộc mình.

 

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại lễ tưởng niệm 70 năm ngày Nagasaki bị ném bom nguyên tử hôm 9-8. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại lễ tưởng niệm 70 năm ngày Nagasaki bị ném bom nguyên tử hôm 9-8.

Ảnh: Reuters

 

Lễ tưởng niệm tại nhà thờ ở Nagasaki. Nguồn: Reuters

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo