xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thỏa thuận hạt nhân Iran: Đức - Pháp cùng ra tay

THU HẰNG

Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức lần lượt đến Mỹ để thuyết phục ông Trump duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt "chiến dịch" kép từ châu Âu giữa lúc hạn chót quyết định đối với việc liệu Mỹ có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hay không đang tới gần.

Không có "kế hoạch B"

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sang thăm Mỹ vào đầu tuần và tới cuối tuần đến lượt Thủ tướng Đức Angela Merkel đều mang theo một thông điệp nhất quán: Bảo vệ thỏa thuận với Iran.

Trang Bloomberg đánh giá chuyến thăm Mỹ kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày 23-4, của ông Macron là sự khởi đầu của một tuần quyết định của các nhà lãnh đạo châu Âu trong cuộc chiến khó khăn nhằm thuyết phục ông Trump không rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Thỏa thuận này được ký kết giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ cùng với Đức) năm 2015.

Trả lời phỏng vấn kênh Fox News trước khi lên đường hôm 22-4, ông Macron khẳng định không có "kế hoạch B" cho thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời khuyến cáo Mỹ không nên rút khỏi thỏa thuận này. Cùng ngày, phát biểu trong cuộc phỏng vấn phát trên kênh 10 đài truyền hình Israel, bà Merkel cũng bảo vệ JCPOA, nhấn mạnh một thỏa thuận hạt nhân dù không hoàn hảo còn tốt hơn không có thỏa thuận nào. Nhà lãnh đạo nữ khẳng định Đức sẽ theo dõi sát sao nhằm bảo đảm thỏa thuận được thực thi đầy đủ.

Tổng thống Trump lâu nay dọa xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, trừ khi các nước Pháp, Đức, Anh có thể "sửa chữa" thỏa thuận trước hạn chót vào ngày 12-5. Nếu không, Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran với cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố và vi phạm các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân. Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammed Javad Zarif cảnh báo nếu ông chủ Nhà Trắng rút khỏi thỏa thuận, Tehran có thể đáp trả bằng cách khởi động lại và tăng cường chương trình hạt nhân hiện đang bị phong tỏa của mình.

Thỏa thuận hạt nhân Iran: Đức - Pháp cùng ra tay - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump (từ trái sang phải) trò chuyện tại Thượng đỉnh G20 ở Hamburg - Đức năm 2017 Ảnh: DPA

Cơ hội tốt nhất

Tranh cãi về thỏa thuận hạt nhân Iran diễn ra giữa lúc Tổng thống Trump dự kiến có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 6 tới. Theo nhận định của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman - người đứng đầu phái đoàn Mỹ tham gia đàm phán về thỏa thuận Iran thời Tổng thống Barack Obama - yếu tố này hẳn sẽ ít nhiều khiến Nhà Trắng cân nhắc.

"Lẽ nào tổng thống và đội ngũ an ninh quốc gia thực sự muốn một cuộc khủng hoảng như vậy vào thời điểm họ tìm cách đưa Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán?" - bà Sherman đặt vấn đề. "Họ muốn đưa ra thông điệp rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy sao?".

Ông Macron tin rằng JCPOA có thể sẽ là hình mẫu cho vấn đề Triều Tiên trong tương lai. Qua chuyến đi này, nhà lãnh đạo trẻ của Pháp cũng muốn thể hiện với Tổng thống Trump rằng Mỹ và châu Âu sẽ có ảnh hưởng mạnh nhất nếu cùng hợp sức để chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Theo giới phân tích, lập luận này có thể khiến tổng thống Mỹ xuôi tai khi ông mới đây ca ngợi hết lời cuộc không kích chung của Mỹ - Anh - Pháp vào các mục tiêu vũ khí hóa học Syria hồi đầu tháng này.

Một lập luận nữa mà các lãnh đạo châu Âu có thể xoáy vào là kết thúc thỏa thuận Iran có thể giảm bớt những thành công đạt được ở Syria hoặc kéo dài sự hiện diện của Mỹ ở quốc gia Trung Đông này - một viễn cảnh trái ngược với ý muốn của ông Trump.

Cuối cùng, ông Macron có thể tận dụng mối quan hệ cá nhân đặc biệt của mình với Tổng thống Trump để dễ bề trao đổi. Trong nỗ lực này, vị lãnh đạo điển trai của Pháp - vốn được xem là một trong những lãnh đạo thế giới được lòng ông Trump nhất - sẽ giữ vai trò dẫn đầu. "Ông Macron chính là cơ hội tốt nhất" - bà Barbara Slavin, Giám đốc Sáng kiến Tương lai của Iran tại Hội đồng Atlantic (Mỹ), nhận định.

Ngoài ra, tổng thống Pháp cũng như bà Merkel, người sẽ tới Nhà Trắng trong chuyến công tác hôm 27-4, cũng có thể tìm cách đưa ra các bảo đảm về thương mại khi đàm phán với Tổng thống Trump. Theo lời cựu Thứ trưởng Ngoại giao Sherman, nếu 2 nhà lãnh đạo châu Âu đặt một số khả năng thương mại lên bàn, tổng thống Mỹ có thể cảm thấy ông đã cầm trịch "trận đấu", từ đó nới rộng thời gian và không gian đối với thỏa thuận Iran. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo