xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất lượng ĐH không cao vì học phí thấp

Yến Anh - Minh Chiến - Phương Nhung

Rất nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn các vấn đề nóng đang gây bức xúc xã hội với bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đến nỗi hệ thống máy… bị treo

Ngày 6-6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. 61 đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn bộ trưởng.

Lương giáo viên mầm non 2,4 triệu đồng/tháng

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận trẻ mầm non bị bạo hành là vấn đề gây bức xúc xã hội thời gian qua. "Những vụ bạo hành trẻ mà báo chí đã nêu là không thể chấp nhận được. Những giáo viên (GV) không đủ năng lực thì phải đưa ra khỏi ngành; các cơ sở để xảy ra tình trạng này phải bị đình chỉ, đóng cửa" - ông Nhạ nói.

Chất lượng ĐH không cao vì học phí thấp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Hiện toàn ngành giáo dục có 337.000 GV công tác trong 15.000 cơ sở giáo dục mầm non. Theo Bộ trưởng Nhạ, thực hiện chính sách từ dân lập chuyển sang công lập, nhiều trường mầm non chưa được phát triển đúng tầm. Nhất là khi huy động trẻ mầm non đến trường, chưa chuẩn bị đủ cơ sở vật chất và đội ngũ GV dẫn đến việc bạo hành trẻ em. Ngoài ra, chế độ cho GV mầm non thấp, ra trường khoảng 2,4 triệu đồng/tháng thì các cô rất khó khăn.

Giải pháp cụ thể nhất, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, là đội ngũ GV phải được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và có chế độ hợp lý. Hiện Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ, một mặt tăng cường chất lượng đào tạo, chuẩn bị đội ngũ GV chuyên nghiệp; mặt khác tăng chế độ đãi ngộ cho GV mầm non.

"Đồng tiền đi liền chất lượng"

Con số 200.000 người có trình độ ĐH thất nghiệp khiến rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi với người đứng đầu ngành giáo dục.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Thái Bình) băn khoăn phải chăng 200.000 cử nhân thất nghiệp là do đào tạo chưa đạt chất lượng cao. Thừa nhận gốc của vấn đề này nằm ở chất lượng đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng để giải quyết được một cách căn cơ, bộ sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, tăng cường đào tạo theo hướng gắn với thị trường lao động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo. Các trường ĐH không chỉ có trách nhiệm tuyển sinh đầu vào mà còn phải quan tâm đến đầu ra, có trách nhiệm với sinh viên cũng như thị trường lao động.

Trả lời câu hỏi giáo dục ĐH Việt Nam đang ở đâu trong bảng xếp hạng châu Á của đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận so với mặt bằng thế giới, giáo dục ĐH Việt Nam còn thấp do chương trình đào tạo chưa sát với yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó là chất lượng GV, cơ sở vật chất, tài chính...

Theo ông Nhạ, "đồng tiền đi liền chất lượng", suất học phí đối với sinh viên bình quân là 630 USD, trong khi con số này ở Mỹ là 19.000 USD, Trung Quốc 3.500 USD... Chi phí thấp nên chất lượng ĐH khó mong đợi cao. Một nguồn thống kê không chính thức cho thấy số lượng học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu mỗi năm mất khoảng 3-4 tỉ USD. Đây là nguồn tiền rất lớn. "Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ về đề án các nguồn lực xã hội, nguồn lực tư nhân vào giáo dục để giáo dục trong nước tốt, người dân không phải gửi con ra nước ngoài" - ông Nhạ thông tin.

Bệnh thành tích có yếu tố "văn hóa"

Đại biểu Bùi Thị Thủy (Thanh Hóa) thông tin khảo sát tại một số trường THPT trong năm học 2017-2018 cho thấy 55%-60% học sinh đạt khá, giỏi; tỉ lệ này ở lớp 11, lớp 12 lên tới khoảng 70%. Bà Thủy cho rằng đó là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh thành tích trong ngành giáo dục và đặt câu hỏi liệu bộ trưởng có biết giấy khen đang dần mất giá trị bởi vì quá dễ có.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận "bệnh thành tích" đã tồn tại từ lâu. Dù ngành giáo dục luôn cố gắng nói "không" với bệnh thành tích nhưng nó còn liên quan tới văn hóa và thói quen của không ít người làm trong ngành giáo dục. Chính việc đăng ký thi đua làm cho nhiều thầy cô phải chạy đua điểm "ảo". Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản đề nghị bỏ rất nhiều cuộc thi, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn để tiến tới việc không công nhận điểm các cuộc thi vào thành tích thi đua, làm sao cho kết quả thực chất nhất.

Trả lời ý kiến của đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) về việc đăng ký thi đua cũng là đưa ra mục tiêu phấn đấu, ông Nhạ cho rằng thi đua không thực chất dẫn tới thầy cô bị áp lực. "Thi đua không đúng tinh thần với chỉ đạo của bộ, trong đó có việc chạy theo bảng điểm đẹp để con cái vào được lớp chọn trường chuyên thì bộ không khuyến khích và đang khắc phục vấn đề này" - ông Nhạ khẳng định.

Thời cơ sửa luật để đổi mới giáo dục

Nhằm làm rõ thêm phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu những vấn đề bức xúc, nổi cộm của ngành giáo dục. Phó Thủ tướng cho biết trong 8 việc cần làm trong đổi mới GD-ĐT thì chúng ta hiện đã ban hành được hệ thống giáo dục; khung trình độ giáo dục quốc gia; đang xây dựng chương trình sách giáo khoa; đổi mới một bước công tác kiểm định; tự chủ ĐH và tới đây là quản trị trong các trường phổ thông. Đặc biệt quan trọng là chuẩn bị sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH.

Phó Thủ tướng kiến nghị việc sửa 2 luật không nên giới hạn chỉ sửa một số ít điểm mà đây là thời cơ để sửa luật nhằm đáp ứng được yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT.

"Trước hết phải khắc phục cho bằng được điểm yếu cố hữu của giáo dục từ phổ thông đến ĐH là nặng về nhồi nhét kiến thức và không khuyến khích sáng tạo cá nhân ở cả học sinh lẫn GV. Hệ thống giáo dục không liên thông theo mô hình giáo dục học tập suốt đời dẫn đến câu chuyện chạy theo bằng cấp. Trong các cơ sở giáo dục đang nặng về chỉ đạo hành chính, không khuyến khích tự chủ trong các trường ĐH và không phát huy dân chủ trong các trường phổ thông..." - Phó Thủ tướng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo