xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quá nản với đường sắt!

Sỹ Đông

10 năm trước, tôi đi thi đại học bằng tàu hỏa. Lúc đó, tôi chọn ghế ngồi cứng nhưng cũng tốn hơn 500.000 đồng cho lộ trình từ Thanh Hóa đến ga Sài Gòn.

Lúc lên tàu, tôi thấy nó có vẻ tốt hơn những chuyến xe đò luôn trong tình trạng nhồi nhét khách. Bữa cơm chính 30.000 đồng cũng tốt hơn "cơm tù" của các nhà hàng ven quốc lộ. Nhưng cảnh tượng về đêm thì trái ngược. Ghế thì ngắn, mọi người chia nhau người nằm trên, người nằm dưới cho dễ duỗi chân. Rồi ngành đường sắt còn bán thêm ghế phụ, nhưng thực chất là ngồi dọc hành lang nên chỗ ngồi, chỗ duỗi chân đã bó càng thêm bó. Chuyến đi kéo dài đến 38 giờ nên gần như là cực hình. Điều đáng bàn là sau 10 năm, thời gian chạy tàu rút ngắn được vài giờ nhưng vẫn duy trì ở mức 30-35 giờ và những toa ghế cứng vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình.

Quá nản với đường sắt! - Ảnh 1.

Làm ăn thiếu nhạy bén, đường sắt thua là phải! Ảnh: GIA MINH

Nản nhất là cách đây nửa tháng, tôi có việc về Nha Trang và phân vân giữa tàu hỏa và máy bay. Nếu đi tàu SNT và ngồi ghế mềm khoang có máy điều hòa thì 2 vé hết 714.000 đồng, giường nằm khoang 6 giường thì hết 1.036.000 đồng còn khoang 4 giường thì hết 1.183.000 đồng. Rồi tôi xem vé máy bay trên mạng, do tìm vé trước 10 ngày nên giá vé cho 2 người hết 1.400.000 đồng. Tôi chọn máy bay và mất khoảng 4 giờ từ di chuyển ra sân bay, làm thủ tục, ngồi máy bay và đón xe về nhà. Còn nếu đi tàu thì tôi phải nghe tiếng xình xịch trong khoảng 9 giờ để tiết kiệm được hơn 200.000 đồng. Câu hỏi đặt ra là những năm qua, ngành đường sắt đã làm gì để phục vụ hành khách được tốt hơn? Đó chỉ là thay một số thiết bị nhà vệ sinh giá 110 triệu đồng/bộ nhưng sau 2 năm thì phải thay cái mới do hành khách than có mùi hôi. Đó là hệ thống tín hiệu đường sắt tốn hơn ngàn tỉ đồng nhưng vẫn không kéo giảm được tai nạn giao thông vì sự cố tàu tông nhau, có cả những cú tông trực diện vẫn diễn ra….

Ngành đường sắt thường đổ cho việc thiếu vốn để đầu tư hạ tầng là căn nguyên. Đúng là điều này không cần bàn cãi nếu nhìn vào tỉ lệ vốn phân bổ giữa đường bộ và đường sắt. Thế nhưng, không lẽ vì ít vốn nên ngành đường sắt luôn tìm cách tăng giá vé vốn đã đắt hơn đường bộ, thậm chí cả hàng không giá rẻ (?). Mà nếu có tiền thì ngành đường sắt sẽ làm gì khi những sáng kiến của ngành đưa ra thường bị dư luận "ném đá". Họ ném đá cũng đúng bởi không ít những vụ việc đầu tư đổi mới của ngành đường sắt lại có tác dụng… ngược! Trong khi hành khách là đối tượng hướng tới lại ít được chăm chút, nếu không muốn nói là chẳng có chương trình tri ân, khuyến mãi nào đáng kể, có hiệu quả.

Là một hành khách, tôi muốn được chọn vé trước cả tháng với giá thấp hơn giá chọn sát ngày, có xe chở hành lý lên tàu và xuống tàu. Trong hành trình kéo dài nhiều giờ, tôi muốn có gì đó để giải trí, thư giãn hoặc đơn giản là giấc ngủ không bị phá vỡ bởi những chuyến xe bán đồ ăn lúc hơn 20 giờ tối. Cải tiến vì thượng đế của mình đi ngành đường sắt, đừng than vãn nữa!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo