xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lòng tốt đâu để khoe khoang!

Đinh Thành Trung

Tôi cũng nghe được nhiều người ở thành phố nói giúp ai thì cứ âm thầm mà giúp, thể hiện làm chi cho mệt, mặc kệ đời thị phi

Từ lần đầu vô thành phố Hồ Chí Minh cho đến lần thứ mấy chục khi đã tuổi gần bốn chục, không kể xiết những thứ tôi đã học ở trường đời này.

Bài học to đùng là đừng trông mặt mà bắt hình dong. Chú to con không hiểu từ đâu đến mà lên mặt dạy đời suốt. "Chắc cũng có chút hơi men, kệ nó chú em", ông xe ôm xua tay ra hiệu cô bán hàng không can thiệp vào chuyện riêng của mình. Chỉ biết rằng sau đó phải nghe cả buổi câu chuyện một ông bác có con cái thành đạt, của ăn của để, rảnh rỗi sinh nông nổi ra làm xe ôm cho vui. Ấy là ông nói vậy, còn thực tế ông toàn đem tiền chạy xe đi giúp người ra, thấy ai nghèo khổ là ông giúp.

"Tánh ổng là vậy, nhìn kỳ kỳ mà dễ thương. Đừng nói nặng với ổng tội nghiệp." Câu chuyện cứ thế trôi đi, rót vào cái đầu non nớt của tôi cách nhìn khác về những người nói giọng miền Nam.

Như muốn khai sáng cho người vừa ghé nhẹ chân vào trường đời, ông chú xe ôm bắt đầu câu chuyện. "Nhà bà Tâm gần chỗ tui ở. Tui thường đi ngang qua nhà bà mỗi khi tập thể dục buổi sáng sớm. Nghe tiếng tụng kinh gõ mõ phát ra từ trong buồng, tui thầm có cảm tình với bả." Bà có cái tên thật đẹp: Thiện Tâm, và qua tìm hiểu của tui, bà là người thường xuyên có những hoạt động từ thiện. Bất cứ khi nào có đợt tổ chức giúp đỡ hay quyên tiền ủng hộ bà con vùng bão lụt hay các cháu học sinh nghèo vượt khó thì bà đều hăng hái tham gia. Hàng phố có việc, bà cũng chẳng nề hà xắn tay vào giúp đỡ. Trước tấm gương của một con người nhân ái như vậy, tui luôn tự nhủ với bản thân mình rằng: sống trên đời cần có một tấm lòng. Chừng nào cuộc sống còn có người như bả Tâm thì tui sẽ phải sống tốt, không làm chuyện xấu.

Ấy vậy mà tui đã chứng kiến một chuyện khó tin. Một hôm, tui có việc phải đi xa cách nhà hơn ba chục cây số. Xuống xe khách, tui chợt nghe một giọng nói quen thuộc: "Ông liệu mà thu xếp trả cho tui đúng hạn. Không trả là ông biết tay tui đấy. Đừng tưởng tui hiền lành mà định quịt của tôi nha. Tôi chỉ cần gọi một cuộc điện thoại là sẽ có chục người đến dọn sạch cái nhà này ngay!".

Tui đến gần nhìn vào trong thì không tin nổi vào mắt mình khi thấy bà Tâm đang lên giọng với một người đàn ông để đòi nợ. Người đàn ông trông ốm nhom, quần áo xộc xệch đang run như cầy sấy. Đứa con nhỏ đứng nép vào cánh cửa sau lưng ông ta. Tui như chết lặng, bà Tâm hiền từ, nhân ái đây sao? Thật không thể tưởng tượng được rằng có người sống giả dối đến vậy, tui tự nhủ rồi bước đi lo công chuyện của mình, trong lòng phân vân không biết có nên nói cho mọi người hay không. Đêm đó, tui không thể ngủ được vì cứ miên man nghĩ về chuyện bà Tâm. Tui thức đến sáng và lại nghe thấy tiếng tụng kinh gõ mõ từ nhà bà vọng đến. "Thật nực cười", tui rảo bước qua nhà bà và không thèm ngó vào nhìn vì lúc đó tui đã biết được thực chất bà Tâm là người như thế nào.

Lòng tốt đâu để khoe khoang! - Ảnh 1.

Người nghèo ghé lại thùng trà đá miễn phí ven đường ở TP HCM trong cái nắng, giữa những ngày giãn cách xã hội Ảnh: LÊ PHONG

Hớp miếng cà phê, chú xe ôm kể tiếp. "Không lâu sau đó, tui lại có việc đi đến gần căn nhà nọ. Tui định bụng vào tìm hiểu xem câu chuyện ra sao thì thấy bà Tâm đưa một xấp tiền cho đứa con của người đàn ông nợ tiền bà Tâm, xoa đầu đứa bé trìu mến. Lòng tui đầy nghi hoặc: tại sao chủ nợ lại đưa tiền cho con nợ? Tui không kìm được nữa, đợi khi bà Tâm ra về, tui đến hỏi đứa bé và biết được sự thật ẩn giấu trong câu chuyện đó. Thì ra cha của đứa bé là một người ham mê cờ bạc, rượu chè và không làm ăn gì. Sớm tối ông ta chỉ ở nhà, để mặc đứa con cho vợ và họ hàng chăm sóc. Khi ông ta vay tiền của bà Tâm, bà đã đòi quyết liệt, dồn ông ta vào thế chân tường, buộc phải lao động để có tiền trả nợ. Nhưng mặt khác, bà đã giới thiệu ông ta đi làm ở chợ để ông có một công việc, vì vậy sẽ bớt chơi bời, nhậu nhẹt. Còn về phần đứa bé, bà Tâm đã chu cấp để cháu được đi học và mua đồ dùng cho cuộc sống. Cha đứa bé đã đi làm, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, ông đã bỏ cờ bạc, rượu chè. Bà Tâm cũng xóa nợ cho ông sau khi biết ông đã chịu khó làm việc, bỏ cờ bạc, rượu chè."

"Vậy đó chú em." Chú xe ôm nói. Có người gọi xe, chú nhét vội chiếc điện thoại vào túi quần rồi phóng đi thật nhanh. "Ổng ba xạo, con đừng tin". Tiếng cô bán nước loáng thoáng vọng ra. Có thể, nhưng dẫu sao cũng được bữa tám chuyện với dân bươn chải ở thành phố này. Thế là đủ. Tôi cũng nghe được nhiều người thành phố Hồ Chí Minh nói giúp ai thì cứ âm thầm mà giúp, thể hiện làm chi cho mệt, mặc kệ đời thị phi.

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải.

Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021).

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo