xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mập mờ hợp đồng đào tạo

Bạch Đằng

Nhiều doanh nghiệp cố tình ràng buộc người lao động bằng những thỏa thuận, hợp đồng đào tạo, chuyển giao công nghệ chung chung và tự "thổi" chi phí đào tạo cao vô lý

Ông Huỳnh Minh Vũ (ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) làm bảo vệ cho Công ty D.A.VN. Ông Vũ nộp hồ sơ và được nhận vào làm việc ngay hôm sau tại một nhà máy. Khi xin nghỉ việc, ông Vũ bị công ty trừ khoản tiền 1 triệu đồng gọi là "chi phí đào tạo". Ông thắc mắc về việc chưa hề được đào tạo thì đại diện công ty trả lời: "Không được đào tạo thì sao biết làm?".

Không đào tạo vẫn bắt bồi thường

Thấy số tiền bị trừ dù vô lý nhưng không lớn nên ông Vũ bỏ qua, không khiếu nại nữa nhưng vẫn ấm ức. Theo quy định, đào tạo bảo vệ phải mở lớp hẳn hoi; có giáo trình, bài vở cụ thể và được thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề. Ông Vũ không hề được học qua một lớp nào như vậy. Công ty chỉ phát cho bộ đồng phục rồi cứ thế mà làm.

Mập mờ hợp đồng đào tạo - Ảnh 1.

Người lao động phản ánh với phóng viên Báo Người Lao Động vì quyền lợi bị xâm hại Ảnh: ĐẰNG GIANG

"Cái gọi là "đào tạo" đó chỉ là các hướng dẫn của đồng nghiệp khi tiếp quản công việc như hệ thống phòng cháy vận hành thế nào, lối thoát hiểm ở đâu, hệ thống điện trong nhà máy bật/tắt như thế nào, cửa tự động điều khiển ra sao… vậy mà công ty tính tiền đào tạo? Đó chỉ là những hướng dẫn đương nhiên, nếu không biết thì sao làm việc? Nếu đến một nơi khác để bảo vệ thì cũng phải tiếp quản công việc như vậy. Công ty xem đó là "đào tạo" và trừ vào lương thì rất vô lý" - ông Vũ bức xúc.

Nhập nhèm đào tạo với thử việc

Tương tự trường hợp ông Vũ, ông Chiêm Phong (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) làm việc cho Công ty N.T ở vị trí đầu bếp. Theo hợp đồng thử việc, ông Phong sẽ được trải qua khóa đào tạo tại một nhà hàng lớn ở Hà Nội, chi phí đào tạo trong hợp đồng thử việc là 50 triệu đồng (phải trả nếu tự ý bỏ việc trong 3 năm kể từ khi kết thúc khóa đào tạo). Tuy nhiên thực tế, khóa "đào tạo" không giống như ông mong đợi khi nhà hàng đó thiếu người làm việc nên sử dụng ông Phong như một lao động bình thường. "Nói đào tạo nhưng tôi làm như một người lao động chính thức, đủ các việc. Ngay cả khoản phụ cấp trong quá trình đào tạo cũng bị trừ vào lương sau đó. Như vậy, khóa đào tạo tính chi phí 50 triệu đồng là trên cơ sở nào?" - ông Phong thắc mắc.

Bên cạnh đó, công ty đồng thời thỏa thuận thử việc và đào tạo cho ông Phong trong cùng khoảng thời gian 2 tháng. Hết thời gian 2 tháng, công ty mới giao một "hợp đồng đào tạo" (trong khi khóa đào tạo đã kết thúc) cùng thời điểm với hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính thức. Ông Phong không đồng ý với chi phí và cách thức đào tạo mà công ty đưa ra nên không ký hợp đồng. Kết quả, sau mấy tháng làm việc mà không thỏa thuận được, ông Phong bị công ty chấm dứt HĐLĐ. Cho rằng công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, ông Phong kiện ra tòa.

Tù mù "chuyển giao công nghệ"

Trong khi đó, chị N.T.V.A đang thấp thỏm vì không biết làm cách nào để xin nghỉ việc trước khoản bồi thường 200 triệu đồng mà công ty áp đặt. Chị V.A ở TP HCM, được một công ty chăm sóc thẩm mỹ nhận vào làm điều hành chi nhánh ở một tỉnh xa. Trước khi làm việc, chị cũng được tập huấn mấy buổi về cách thức, quy trình, văn hóa ứng xử, một số kiến thức y khoa cần thiết… Sau đó, công ty tính giá hơn 200 triệu đồng cho các bài giảng theo kiểu "bí quyết chữa trị…" và phải đền bù nếu nghỉ việc trước thời hạn. Do trước đó có trường hợp đồng nghiệp được sang nước ngoài, mang tiếng là đào tạo nhưng chỉ tham quan là chính, rồi sau đó cũng phải bồi thường, chị V.A sợ mình cũng lâm vào cảnh tương tự nên không dám xin nghỉ việc.

"Tôi không phải là bác sĩ nên tập huấn chỉ là tổng quát, đại khái. Vì áp lực công việc cao, làm xa nhà thời gian dài nên tôi muốn nghỉ việc mà chẳng biết làm sao. Không chỉ gọi là đào tạo, công ty còn nâng vấn đề lên là "chuyển giao công nghệ" với giá trị rất cao nhưng có ai tính được giá trị thực của cái gọi là "công nghệ" đó đâu?" - chị V.A bức xúc. 

Phải có chứng từ hợp lệ

Theo luật sư Lê Trọng Thêm, Đoàn Luật sư TP HCM, đã gọi là đào tạo và tính giá đào tạo thì người sử dụng lao động phải có các biên lai, chứng từ, hóa đơn hợp lệ chứng minh những khoản chi phí đã chi trả cho quá trình đào tạo người lao động. Ít nhất theo điều 62 Bộ Luật Lao động thì chi phí đó phải bao gồm các phần chi trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc, thiết bị, vật liệu, các chi phí hỗ trợ khác… và các giấy tờ đi kèm mới đúng thực chất của việc đào tạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo