1. Hạt tiêu
Cách dùng: Hạt tiêu có chất tạo vị cay và tinh dầu, khi đun lâu thì tinh dầu bay hơi, chất cay vẫn còn, thậm chí có thể sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, bạn nên cho hạt tiêu khi thực phẩm đã gần chín. Với món kho có thể dùng hạt tiêu sống hoặc chín ở dạng to. Các món xào nên dùng hạt tiêu xay nhỏ.
Bảo quản: Hạt tiêu khô bảo quản trong lọ thủy tinh và để nơi khô ráo, thoáng mát.
Hạt tiêu tươi nên bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong vài ngày.
Nên cho tiêu vào khi thực phẩm đã chín. Ảnh: Internet
2. Hành, tỏi
Cách dùng: Khi phi hành, tỏi quá cháy sẽ làm thức ăn có vị đắng và sinh ra chất độc . Hành, tỏi đã héo, mọc mầm để chế biến thức ăn có thể gây ngộ độc. Do đó, trước khi chế biến cần đập dập và để từ 5-10 phút nếu không chúng sẽ bị mất hoạt tính enzym allinase
Bảo quản: Với hành, tỏi khô hãy đựng chúng trong rổ hoặc túi lưới, tránh để nơi ẩm ướt nếu không sẽ mọc mầm.
3. Dầu ăn
Cách dùng: Tuyệt đối không nên dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, bởi chúng sẽ tạo ra chất trans fat (chất béo bão hòa) có thể gây ung thư. Bạn cũng không nên để dầu bốc khói vì lúc này nhiệt độ dầu sẽ ở khoảng 200 độ C nên có khả năng gây ung thư cao. Sử dụng lượng dầu ăn vừa phải, đun nóng vừa phải trước khi xào, rán thực phẩm.
Bảo quản: Nên để dầu ăn vào lọ sành, chai để ở nơi khô ráo với nhiệt độ từ 10-15 độ C, đậy nắp kín.
4. Nước mắm
Cách dùng: Việc đun nước mắm với thức ăn quá lâu ở nhiệt độ cao còn có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm mất đi các acid amin trong nước mắm. Nên cho vào thức ăn khi chúng đã chín và tắt bếp để đảm bảo mùi vị và chất đạm có trong nước mắm. Bảo quản: Luôn bảo quản nước mắm nơi thoáng mát và vặn chặt nắp khi đang sử dụng để tránh côn trùng xâm nhập. Không bảo quản trong tủ lạnh, không cho thêm bất kỳ thứ gì khi đang cất trữ.
5. Đường
Cách dùng: Khi cho đường vào thực phẩm nên để ở nhiệt độ vừa phải, nhiệt độ cao sẽ làm được bị caramen hóa khiến cho thực phẩm có màu đen xấu. Nên sử dụng đường cho các món kho, hạn chế sử dụng với các món chiên, rán vì chúng rất dễ cháy khét.
Bảo quản: Đựng trong hộp kín, để nơi khô ráo thoáng mát, không nên để nơi nhiệt độ cao quá hay ẩm quá đường dễ bị chảy.
Không nên để đường bị cháy khét. Ảnh: Internet
6. Dấm
Cách dùng: Nên sử dụng dấm sau khi thức ăn chín và tắt bếp để giảm sự hao hụt vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phospho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bảo quản: Bảo quản trong các lọ thủy tinh, nhựa polyetylen (tốt nhất là màu trắng) và nhựa PET vì dấm là dung môi hòa tan các chất độc trong vật liệu đựng.
7. Muối
Cách dùng: Khi luộc rau cho một chút vào nước đun sôi sẽ làm rau xanh hơn. Tương tự, khi nấu canh cho muối vào trước sẽ giúp rau xanh, vị đậm hơn.
Bảo quản: Hãy để một mảnh giấy thấm nước dưới lọ đựng muối để muối luôn khô ráo.
8. Gừng
Cách dùng: Không ăn nhiều gừng trong thời gian dài vì dễ gây mụn nhọt, viêm phổi, tiểu đường…; không ăn gừng tươi đã dập nát vì chúng sản sinh ra một loại chất cực độc có thể gây hoại tử tế bào gan, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.
Bảo quản: Để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu có thể hãy bọc trong giấy bạc hoặc vùi trong cát.
9. Quế và hồi
Cách dùng: Quế và hồi có thể sử dụng để ướp thực phẩm. Cần tránh cho quế và hồi vào dầu đang nóng vì chúng sẽ bị cháy làm món ăn mất hương vị, đắng. Với dạng bột, nên hòa với một chút nước rồi cho vào thực phẩm.
Tránh cho quế, hồi vào dầu nóng. Ảnh: Internet
Bảo quản: Đựng trong túi nylon và để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Không nên để trong tủ lạnh vì nó sẽ làm mất mùi hương tự nhiên của gia vị .
10. Mỳ chính
Cách dùng: Không cho vào thực phẩm nguội vì nó không được hòa tan, không cho vào thực phẩm ngọt vì nó sẽ làm ức chế vị ngọt tự nhiên và mất hương thơm món ăn, không nấu ở nhiệt độ cao để tránh sản sinh các chất natri, pyroglutamate độc hại cho sức khỏe con người. Đồng thời, không nên kết hợp với trứng.
Bảo quản: Đựng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh và đậy nắp kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.