Báo cáo tập trung vào năm lĩnh vực tác động lẫn nhau: hệ thống thực phẩm, kinh tế tuần hoàn, khí hậu, thiên nhiên và bền vững xã hội.
Báo cáo Bền vững năm 2023 cho thấy công ty đã giảm được 20% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn chuỗi giá trị và 47% lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động của mình kể từ năm 2019. Điều này giúp Tetra Pak tiến gần hơn đến mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 trong các hoạt động của công ty vào năm 2030 đồng thời hỗ trợ tham vọng dài hạn của công ty là hợp tác với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan để đạt phát thải khí nhà kính bằng 0 trên toàn chuỗi giá trị vào năm 2050.
Một cột mốc quan trọng khác là Tetra Pak đã ra mắt hộp giấy tiệt trùng với lớp màng làm từ giấy, giúp giảm 33% lượng khí thải carbon và đưa công ty tiến gần hơn đến việc phát triển bao bì thực phẩm bền vững nhất thế giới…
Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tetra Pak, nhận định: "Sự hợp tác trong ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng quan trọng nhằm cung cấp lương thực bền vững khi dân số ngày càng gia tăng. Sự hiện diện toàn cầu và các giải pháp trọn gói của chúng tôi mang lại cơ hội hợp tác với các bên liên quan trên toàn chuỗi giá trị, từ nông dân và nhà sản xuất thực phẩm đến các nhà cung cấp, nhà hoạch định chính sách, người tiêu dùng và nhiều đối tượng khác".
Tại Việt Nam, Tetra Pak đã triển khai nhiều sáng kiến dài hơi nhằm đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn. Năm 2024, công ty đặt mục tiêu sẽ đạt con số 500 tấn vỏ hộp giấy được thu gom và tái chế; thiết lập thêm 20 điểm thu gom cố định tại các cửa hàng sữa của khách hàng Tetra Pak, và dự kiến sẽ tăng gấp đôi số lượng vỏ hộp giấy thu gom được tại đây, lên 4 tấn/năm.
"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục triển khai các nỗ lực phát triển bền vững tại Việt Nam", bà Lương Thanh Thư, Trưởng phòng Phát triển bền vững, Tetra Pak Việt Nam chia sẻ.