Theo Hientje khách hàng thường mua trang phục của các NTK thế hệ mới. Hàng năm có nhiều nhà thiết kế trang phục, túi xách, trang sức, phụ kiện mới xuất hiện. Bên cạnh đó các trường đại học chuyên thiết kế vẫn tiếp tục đào tạo ra các thế hệ NTK mới, cung cấp nhân tài cho khắp nơi trên thế giới…
Từ thực tế này, theo Hientje Nguyễn, nếu người tiêu dùng ưu chuộng hàng hiệu mà quên đi các hãng truyền thống, hay NTK trẻ mới khởi nghiệp thì thời trang sẽ khó có cơ hội phát triển. Mỗi một NTK mới sẽ đóng góp những mới mẻ mới, và đây là cách duy nhất để phát triển, tạo ra những trang sử mới cho ngành thời trang.
Chưa bao giờ Hientje chủ đích cạnh tranh với các NTK, hãng truyền thống mà luôn coi họ là bậc thầy để học hỏi để tiếp nối tinh thần sáng tạo trong ngành thời trang. Bản thân Hientje ở thời đại nào thì sẽ sáng tạo hợp thời đại đó, cũng như hướng về tương lai mới mẻ, khác biệt tích cực, để duy trì phát triển ngành cùng với các NTK mới khác. Vì vậy slogan của Hientje cũng thể hiện tương ứng: "Thế hệ mới, cải cách mới".
Nếu ngày xưa, chúng ta cần sự khác biệt là đủ, thì ngày này còn cần thêm giá trị hướng đến riêng biệt của các NTK, các hãng nữa.
Hientje có giá trị triết lý hướng đến cũng rất khác, đó chính là: "Đẹp bền vững, tinh tế và tử tế, sáng tạo và đổi mới". Đa phần các thiết kế sẽ đến từ tự nhiên, da thật, thân thiện an toàn sức khỏe với con người và môi trường sống chung.
Nếu tinh ý, giới mộ điệu túi xách Luxury sẽ phát hiện ra các thiết kế của Hientje hiếm thấy các trang trí bằng kim loại, hạn chế các chất liệu độn lót bên trong bằng mút xốp nhựa tạo form túi da thật luxrury như thường thấy.
Đặc biệt, sự khác biệt và nâng cao giá trị nhất của Hientje đó chính là: Không nâng giá cao, tạo giá trị cao bằng việc lạm dụng da, lông động vật quý hiếm hoặc chăn nuôi chỉ để phục vụ cho thời trang. Hientje thuộc thế hệ sau, nên sẽ không đi lại những cách làm cũ không còn hợp thời đó nữa, đã qua thời vẻ đẹp hời hợt long lanh sáo rỗng bên ngoài.
Thời đại giờ đã khác, con người hiện tại đã có thể tiếp cận kiến thức nhiều hơn, hiểu biết sâu hơn, buộc ngành thời trang cũng phải đi vào chiều sâu nhân văn hơn.
Thời trang chính là bộ nhận diện truyền thông bản thân mình là ai, nên việc lựa chọn các NTK, hãng thời trang có giá trị cao để đồng hành cũng thể hiện được giá trị của bản thân rất rõ qua đó. Nên sự khác biệt giá trị hướng đến phù hợp, sẽ tự động thu hút và là sự lựa chọn từ phía khách hàng.
Người tiêu dùng đương đại không còn dễ bị dẫn dắt bởi thứ long lanh, ảo ảnh bên ngoài của sản phẩm và thiếu chiều sâu nhân văn, mà họ cũng đã biết phân biệt và lựa chọn từ gốc rễ sáng tạo của sản phẩm. Từ đó người tiêu dùng, giới mộ điệu sẽ quyết định lựa chọn để song hành với hình ảnh tốt đẹp của chính mình.