Sự khác nhau giữa kimbap và sushi
Sự khác biệt lớn nhất giữa kimbap và sushi chính là nguồn gốc. Kimbap (hay gimbap) là sự kết hợp của gim (rong biển) và bap (cơm được nấu chín). Trên thực tế, đây là món cơm cuộn rong biển phổ biến của người Hàn Quốc. Thành phần làm món ăn này gồm cơm, xúc xích, thanh cua, trứng... cùng các loại rau củ đã được làm chín, cuộn trong lá rong biển.
Sushi là món ăn truyền thống của Nhật Bản, có nguyên liệu là cơm kết hợp cùng các loại hải sản, trứng cá sống, rau củ quả tươi... Sushi của người Nhật gồm 6 loại cơ bản: Sashimi (làm từ cá và hải sản tươi sống), Nigiri (thường là những lát cá hoặc hải sản tươi sống thái mỏng phủ lên miếng cơm nhỏ, dài), Chirashi (cơm thường được đựng vào bát và phủ lên đó là lớp hải sản tươi sống).
Ba loại còn lại là Maki (rong biển cuộn bên trong là cơm và nhân hải sản, rau, thịt...), Uramaki (ngược với Maki, khi cơm được cuộn ở bên ngoài, còn rong biển và nhân ở bên trong), Temaki (hình chiếc phễu, với rong biển cuộn bên ngoài, trong là cơm, phía trên phủ rau củ, hải sản...).
Theo blogger ẩm thực Mina Oh, kimbap là món ăn phổ biến vào bữa trưa mà sinh viên, nhân viên văn phòng Hàn Quốc đều mang từ nhà đến để ăn. Chúng thường được làm bởi những người mẹ, người vợ của họ. Món ăn bình dân này thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình Hàn Quốc.
Còn sushi, Mina tin rằng nó thường được người Nhật ăn trong các dịp đặc biệt. Và việc tạo ra các loại sushi thường được đầu bếp chú trọng, coi đó như một nghệ thuật.
Món "sushi lên men" bốc mùi khó tả gây tò mò ở Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng tinh tế và thanh lịch, nhưng ẩn sau đó là những món ăn truyền thống đầy bất ngờ. Funazushi, một loại "sushi lên men" với mùi hương đặc trưng là một ví dụ điển hình.
Được xem như "ông tổ" của sushi hiện đại, đặc sản Funazushi có lịch sử lâu đời và gắn liền với văn hóa địa phương. Nguyên liệu chính của món ăn này là cá chép vàng hoặc cá diếc, cá thu, cá ngừ, được ướp muối và lên men cùng với cơm đã lên men trong 3 năm.
Đặc sản Nhật Bản này rất nặng mùi, có mùi thum thủm, hăng hắc khiến người lần đầu tiên nếm thử sẽ liên tưởng đến mùi “nước tiểu”. Đây là một món ăn không dành cho người yếu tim.
Để thưởng thức món ăn này, thực khách phải chờ đợi tương đối lâu, từ 3 - 4 năm. Cách ăn món Funazushi cũng giống như ăn sushi như thái mỏng ra và ăn với gừng hồng, nước tương.
Trong quá trình lên men, các vi sinh vật sẽ phân hủy protein trong cá và tạo ra các hợp chất có mùi đặc trưng. Chính vì vậy, Funazushi có mùi khá mạnh và không phải ai cũng dễ dàng ăn được.
Đối với những người đã từng thưởng thức, Funazushi lại mang đến một hương vị rất riêng biệt, kết hợp giữa vị chua, mặn, béo và một chút hương thơm của gạo lên men.
Nhà hàng bán miếng sushi bé bằng hạt gạo
Nằm tại Asakusa, khu vực yên tĩnh của thủ đô Tokyo là Sushia no Nohachi, nơi du khách nên đến nếu muốn thưởng thức món sushi nhỏ nhất thế giới. Mỗi miếng sushi nhỏ bằng hạt gạo, phía trên phủ một lớp topping và cuốn bằng một miếng nori (rong biển khô) nhỏ không kém. Thực khách có thể đặt hàng chục miếng sushi này dọc ngón tay trỏ mà không sợ rơi.
"Mỗi phần sushi đều rất hoàn hảo, thể hiện sự kiên nhẫn của các đầu bếp làm ra chúng", một thực khách nhận xét.
Sushi nhỏ nhất thế giới. Video: Play Tokyo
Những miếng sushi này là tác phẩm của đầu bếp Hironori Ikeno. Ông nghĩ ra ý tưởng làm những miếng sushi nhỏ nhất thế giới vào năm 2002, khi một khách hàng hỏi anh có thể làm món sushi nhỏ đến mức nào. Hironori khi đó đáp "bằng hạt gạo" và hoàn thành xong tác phẩm để chứng minh "không nói chơi". Qua nhiều năm, quán trở nên nổi tiếng, thu hút thực khách khắp thế giới nhờ làm món sushi nhỏ nhất này.
Nhật Bản: Xác lập kỷ lục mới với băng chuyền sushi dài 135m
Kura Sushi xác lập kỷ lục mới xuất phát từ mong muốn khách quốc tế tham dự triển lãm lần này có được trải nghiệm lý thú với món sushi truyền thống của Đất nước Mặt Trời mọc.
Ảnh minh họa.
Công ty điều hành chuỗi nhà hàng sushi nổi tiếng Kura Sushi của Nhật Bản sẽ mang tới Triển lãm Osaka Expo 2025 ở tỉnh Osaka của Nhật Bản các món sushi cũng như ẩm thực nước ngoài trên băng chuyền dài 135m tại.
Kura Sushi biết đây là băng chuyền ẩm thực dài nhất của công ty này, xô đổ kỷ lục 123m trước đó của một cửa hàng nổi tiếng ở quận Ginza của thủ đô Tokyo. Kỷ lục này cũng lớn hơn nhiều so với chiều dài băng chuyền thông thường (90m) tại một nhà hàng sushi truyền thống.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại Osaka, Giám đốc truyền thông của Kura Sushi, ông Hiroyuki Okamoto nhấn mạnh rằng sushi băng chuyền có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản, nhưng nhiều người trên thế giới vẫn chưa biết đến món ăn độc đáo này.
Kura Sushi xác lập kỷ lục mới xuất phát từ mong muốn khách quốc tế tham dự triển lãm lần này có được trải nghiệm lý thú với món sushi truyền thống của Đất nước Mặt Trời mọc.
Bên cạnh đó, trong nỗ lực tổ chức hội chợ bền vững, Kura Sushi sẽ tái sử dụng khoảng 336.000 vỏ sò huyết để tạo thành các bức tường bên ngoài nhà hàng mới của hãng.
Hiện Kura Sushi cũng đang phát triển các thực đơn đặc biệt cho thực khách trong nước và nước ngoài gia triển lãm quốc tế World Expo, dự kiến diễn ra từ ngày 13/4-13/10/2025 tại Yumeshima, một hòn đảo nhân tạo ở Vịnh Osaka. Các nhà hàng sushi băng chuyền tự động trở nên phổ biến tại World Expo 1970 ở tỉnh Osaka.
Vào năm 2023, ngành sushi băng chuyền đã hứng chịu những phản hồi tiêu cực ở Nhật Bản và nước ngoài sau khi khách hàng đăng lên mạng những trò đùa phản cảm đối với các món ăn di chuyển trên băng chuyền. Do đó, việc các nhà hàng sushi chỉ phục vụ các món ăn trên băng chuyền theo yêu cầu của khách hàng đang trở nên phổ biến, thay vì để họ chọn nhiều món khác nhau được đặt băng chuyền.
Cho đến nay, Kura Sushi là đơn vị lớn duy nhất vẫn vận hành tất cả các mặt hàng trên băng chuyền. Công ty này hiện sử dụng camera hỗ trợ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để theo dõi các đĩa sushi có phủ màng bọc nhằm ngăn chặn những trò đùa phản cảm, mất vệ sinh liên quan món ăn này như trước đây.