Một góc khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau - Ảnh: HỮU KHOA
Nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 120km và cách TP.HCM khoảng 400km về phía Tây Nam, khu rừng đước nguyên sinh cao hơn 30m và hệ động, thực vật đa dạng với nhiều loài chim, thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới như: Khỉ đuôi dài, Cà khu, Cò chân xám, Giang sen… các loài bò sát như: Kỳ Đà hoa, Trăn Mốc, Rắn Lục…
Ngoài ra rừng ngập mặn Mũi Cà Mau còn có nhiều loài thủy sinh, thủy liễu phong phú và nhiều loài tôm cá như: Cá Đối, Cá Bống, Tôm Thẻ, Tôm Sú… không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn tạo môi trường sinh thái trong lành, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, tham quan và nghiên cứu khoa học.
Vào tháng 5-2009 rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới - Ảnh: HỮU KHOA
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là điểm cuối cùng của lãnh thổ Việt Nam, nơi người dân có thể ngắm nhìn mặt trời mọc ở biển Đông và lặn ở phía biển Tây - Ảnh: HỮU KHOA
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có những đặc trưng nổi bật là vùng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và nổi tiếng trên thế giới về năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên - Ảnh: HỮU KHOA
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn tạo môi trường sinh thái trong lành, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, tham quan và nghiên cứu khoa học - Ảnh: HỮU KHOA
Đường Hồ Chí Minh xuyên rừng Cà Mau về Đất Mũi đang trong giai đoạn hoàn thành - Ảnh: HỮU KHOA
Đất Mũi - Cà Mau từ trên cao - Ảnh: HỮU KHOA
Chợ Ông Trang (Cà Mau) từ trên cao - Ảnh: HỮU KHOA
Đường Hồ Chí Minh xuyên rừng ngập mặn Cà Mau xuống điểm cuối của tổ quốc - Ảnh: HỮU KHOA
Sông Năm Căn mênh mông nước chảy ra biển - Ảnh: HỮU KHOA
Toàn cảnh chợ Nhưng Miên, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau - Ảnh: HỮU KHOA
Đất Mũi - Cà Mau từ trên cao - Ảnh: HỮU KHOA
Hàng trăm vuông tôm của người dân ở huyện Ngọc Hiển, Cà Mau - Ảnh: HỮU KHOA
Nuôi tôm tự nhiên trong rừng ngập mặn Cà Mau - Ảnh: HỮU KHOA