Mận muối - Nhật Bản:
Mận muối - Nhật Bản: Người Nhật tin rằng ăn mận ngâm mặn thường xuyên có thể ngăn ngừa và chữa trị cảm cúm, nóng trong. Nguyên nhân là nó chứa nhiều axit citric và có khả năng kháng khuẩn. Bạn có thể ngâm mận muối với trà nóng, gừng, chanh để tăng công dụng chữa bệnh. Ảnh: Cookpad. |
Súp thằn lằn - Hong Kong (Trung Quốc): |
Súp thằn lằn - Hong Kong (Trung Quốc): Theo India Times, súp chế biến từ thằn lằn khô, khoai mỡ, cây chà là được hầm kỹ nhiều giờ là phương thức chữa cảm lạnh phổ biến ở Hong Kong. Người dân nước này tin rằng súp thằn lằn giúp bổ sung chất lỏng bị mất trong cơ thể và làm sạch xoang khi bạn nhiễm cảm lạnh. Ảnh: Nairaland. |
Gogol mogol - Nga: |
Gogol mogol - Nga: Món đồ uống kết hợp từ lòng đỏ trứng, sữa, vani và mật ong được gọi là Gogol mogol. Đây là phương thức trị cảm cúm hiệu quả của Nga và một số quốc gia Đông Âu. Tuy không có nghiên cứu khoa học đánh giá hiệu quả của Gogol mogol, nhiều người cho rằng trứng và mật ong giúp làm giảm đau họng, đánh bại bệnh cúm dễ dàng. Ảnh: Thespruceeats. |
Sirô ốc sên - Đức: |
Sirô ốc sên - Đức: Theo Travel and Leisure, ốc sên từ xa xưa được sử dụng để điều trị long đờm, làm dịu cổ họng khi cảm lạnh. Ngoài ra, nó cũng giúp làm đẹp, dưỡng da. Ở Đức, bạn có thể mua được loại sirô ốc sên chuẩn mà không cần kê đơn. Ảnh: Pinterest. |
Sữa nghệ - Ấn Độ: |
Sữa nghệ - Ấn Độ: Một cốc sữa ấm để chữa cảm lạnh là bình thường, nhưng người dân Ấn Độ còn cho thêm nghệ để điều trị sổ mũi kéo dài. Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa có công dụng hiệu quả như gừng, mật ong hay hạt tiêu đen. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh củ nghệ còn có khả năng giảm bớt triệu chứng khó tiêu và đau răng. Ảnh: Foolproofliving. |
Ngải cứu khô - Trung Quốc: |
Ngải cứu khô - Trung Quốc: Đốt lá ngải cứu khô được cho là phương pháp có tác dụng khử trùng ở Trung Quốc. Họ cho rằng nó giúp ngăn ngừa vi khuẩn cảm lạnh hoặc cúm lây lan. Lá ngải cứu có đặc tính kháng khuẩn và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Trung Quốc. Ảnh: Pinterest. |
Củ cải nghiền - Iran: |
Củ cải nghiền - Iran: Chứa nhiều vitamin C và canxi, củ cải được xem như phương thức lọc máu trong y học dân gian. Ở Iran, một đĩa củ cải hấp hoặc nghiền được dùng trong món súp gà có tác dụng làm loãng chất nhầy gây nghẹt mũi. Ảnh: Simplerecipes. |
Súp Tôm Yum Goong - Thái Lan: |
Súp Tôm Yum Goong - Thái Lan: Nổi tiếng chua và nóng, loại súp này có tôm, riềng mẻ, gừng, ngò, sả, ớt và lá chanh. Đây là phương thuốc chữa cảm lạnh của Thái Lan vì họ quan niệm rằng thức ăn cay có tác dụng thông xoang, dù chỉ là tạm thời. Ảnh: Travelandleisure. |
Kim chi - Hàn Quốc: |
Kim chi - Hàn Quốc: Sự kết hợp của các loại rau muối lên men như cải thảo, củ cải, dưa chuột và bột ớt đỏ là món ăn thông dụng trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc. Ngoài ra, người dân nước này cũng coi đây là phương thức điều trị mỗi khi bị cảm lạnh. Ảnh: Allrecipes. |
Trà tỏi - Tây Ban Nha: |
Trà tỏi - Tây Ban Nha: Trà tỏi với một thìa cà phê mật ong là phương pháp trị cảm cúm tại nhà phổ biến ở Tây Ban Nha. Chiết xuất cay nồng của tỏi giúp ức chế cơn ho và hoạt động như thuốc thông mũi. Ảnh: Verywellfit. |
Tại sao bạn bị sổ mũi khi cảm lạnh? Khi bạn bị cảm lạnh, dị ứng, lớp màng trong mũi sản xuất chất nhầy nhiều hơn bình thường. Điều này dẫn đến việc chảy nước mũi.