Tiệm sủi cảo nổi tiếng và lâu đời nhất khu vực này là Ngọc Ý - số 187 Hà Tôn Quyền, phường 4, quận 11. Đầu những năm 90, quán chỉ là 1 hàng gánh và bán trong hẻm, nhưng nay đã là một địa chỉ xầm uất được nhiều người dân địa phương và du khách biết đến.
Quán Ngọc Ý
Trước thời điểm xảy ra dịch bệnh, quán thường tiếp đón với số lượng lên đến hàng ngàn khách mỗi ngày. Khi dịch Covid-19 bùng phát, quán cũng gặp khó khăm, nhưng hiện nay đã tấp nập thực khách.
Chế biến món sủi cảo
Theo chị Lợi Thục Kình, Quản lý quán, trước khi có dịch Covid-19, quán cũng đón được nhiều du khách. "Tuy nhiên do dịch bệnh nên khách du lịch đã không còn, nhưng chúng tôi vẫn còn một số lượng khách lớn tại địa phương. Chúng tôi cũng cố gắng hết sức đảm bảo chất lượng mùi vị truyến thống đã làm nên thương hiệu. Hy vọng khi dịch bệnh đi qua thì quán lại được đón khách du lịch đến tham quan và thưởng thức" - chị Kình nói.
Món sủi cảo được chế biến thành nhiều món như luộc, hấp hoặc có thể chiên giòn
Sủi cảo là món ăn nổi tiếng của người Hoa, được làm với vỏ bằng bột mì, nhân thường là thịt, tôm và rau cải cùng nước dùng hầm từ xương ăn trộn lẫn với nhau. Sủi cảo được chế biến thành nhiều món như luộc, hấp hoặc có thể chiên giòn.
Bà Liêu Thái Liên - chủ quán (bên trái) và chị Lợi Thục Kình, con gái bà Liên.
Hình dáng của sủi cảo nhằm tượng trưng cho sự may mắn, vì vậy trước đây thường chỉ xuất hiện vào dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, ngày nay món ăn này đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều trong ẩm thực các nước và cả Việt Nam.