Tiến sĩ giáo dục, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết: Đa phần mọi người, đặc biệt là những đứa trẻ rơi vào tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn, bị bắt cóc... thường rất hoảng hốt, lo sợ. Chúng luống cuống, sợ hãi, không biết xử trí thế nào. Nhiều trẻ thường gào thét ầm ĩ để cầu cứu mọi người xung quanh. Ở những nơi đông người như trên đường phố, công viên,... việc hét to sẽ rất hiệu quả để gây chú ý với mọi người xung quanh. Nhưng, việc gào thét ở nơi vắng vẻ lại không phù hợp. Thậm chí, do sợ bại lộ nên kẻ bắt cóc, kẻ trộm... còn ra tay sát hại nạn nhân.
Khi gặp tình huống nguy hiểm, trẻ nhất thiết phải bình tĩnh để có cách xử trí hợp lý. Ảnh minh họa: internet |
|
Theo TS Vũ Thu Hương, cho mẹ cần tập luyện cho trẻ thói quen bình tình trong mọi tình huống, trẻ cần xảy ra. Vì chỉ có bình tĩnh mới giúp trẻ xử trí đúng. Kể cả khi trẻ gặp hỏa hoạn trong nhà, nếu mất bình tĩnh, trẻ chỉ biết khóc thét và cố chạy thoát khỏi đám cháy. Trong hoàn cảnh này, nhẹ thì trẻ bị bỏng, nặng thì có thể thiệt mạng. Nếu bình tĩnh, trẻ lấy khăn thấm vào nước, bịt lên mũi và chạy ra ngoài, mức độ thiệt hại sẽ giảm đi rất nhiều.
Trong tình huống bất trắc như khi bị bắt cóc, trẻ cần bình tĩnh, lắng nghe và nói chuyện với kẻ bắt cóc. Sự ứng xử khéo léo này có thể lay động được phần thiện trong kẻ bắt cóc. Khi đó, trẻ rất có thể sẽ thoát nạn.
Để hình thành khả năng này ở trẻ, cha mẹ phải tạo ra các tình huống để dạy con khi con đang bình an ở nhà. Nếu đã được "tập huấn", khi gặp những tình huống nguy hiểm, con có thể nhớ lại những bài học khi cha mẹ đã dạy.
Cha mẹ nên giúp con nhận biết đâu là tình huống nguy hiểm bằng cách cho con đọc những đoạn tin trên báo, xem những đoạn video hoặc kể cho con nghe một câu chuyện về vấn đề này. Việc này giúp con nhận biết được nguy hiểm, trẻ sẽ có cách đối phó khi không có cha mẹ bên cạnh.
Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương |
|