Bhutan nằm sâu trong dãy Himalaya hùng vĩ. Từ lâu, quốc gia nhỏ bé này ít được người ngoài biết đến. Nhưng những năm gần đây, kể từ khi được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, Bhutan lại trở thành điểm đến du lịch cho nhiều người. Mặc dù vậy, có những điều bí ẩn tại vương quốc này mà các du khách chưa thực sự hiểu rõ.
Bhutan bí ẩn nhưng thực sự đã cởi mở hơn nhiều
Trước đây, Bhutan ít có quan hệ ngoại giao chính thức với các quốc gia khác. Trong suốt nhiều thế kỷ, vương quốc này cắt đứt với thế giới bên ngoài như một cách để bảo vệ nền văn hóa của chính mình.
Phải đến năm 1970, vương quốc này mới cho phép khách đến du lịch. Mặc dù vậy, chính quyền vẫn kiểm soát lượng khách ra vào rất chặt chẽ. Mãi đến năm 1999, Bhutan mới chính thức có kết nối internet và truyền hình.
Cho đến nay, mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng. Smartphone, karaoke rất phổ biến ở thủ đô Thimphu. Những người trẻ tuổi cũng cởi mở hơn, tiếp cận mạng xã hội nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, phong cách thời trang cũng thay đổi, không còn bó buộc như truyền thống nữa.
Bhutan không còn là một quốc gia quá bí ẩn như trước.
Nhưng không dễ để đi du lịch Bhutan
Mặc dù có phong cảnh đẹp, văn hóa hấp dẫn nhưng Bhutan vẫn khá chặt chẽ với du lịch. Chính phủ hạn chế lớn về số lượng và chi phí tham quan của du khách nước ngoài. Trung bình, mỗi ngày ở Bhutan, du khách phải chi 250 USD. Chính vì thế, mặc dù số lượng khách ít nhưng nguồn tiền thu về vẫn khá lớn.
Chính điều này đã khiến do môi trường và văn hóa Bhutan vẫn được duy trì tốt đến ngày nay.
Bhutan duy trì được nét văn hóa vì không đẩy mạnh du lịch.
Bhutan có thật sự hạnh phúc?
Bhutan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Thông tin này được đưa ra dựa trên đánh giá về sự cân bằng giữa giá trị vật chất và tinh thần tại đây. Người Bhutan cũng được cho là rất hài lòng với cuộc sống của họ. Chính vì thế, thế giới đều coi vương quốc nhỏ bé này là quốc gia hạnh phúc.
Tuy nhiên, không phải tất cả người dân Bhutan đều hạnh phúc. Gần 7% thanh niên thất nghiệp, tình trạng tham nhũng vẫn còn và điều kiện sống còn thấp. Về mặt thu nhập, GDP của Bhutan thuộc hàng thấp nhất thế giới. Năm 1990, các cộng đồng thiểu số xảy ra tranh chấp quyền lợi. Hàng chục nghìn người phải đi tị nạn. Cho đến nay, tình trạng phân biệt dân tộc vẫn còn.
Tất nhiên, đó rất có thể chỉ là thiểu số. Người Bhutan, về cơ bản vẫn cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình.
Về cơ bản, người dân Bhutan vẫn vô cùng hài lòng với cuộc sống của mình.
Người Bhutan rất yêu vua?
Vâng! Đúng nghĩa là một vị vua. Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, là một vị vua được người dân Bhutan tôn sùng vì đã có công lớn trong việc thay đổi hệ thống chính trị. Năm 1998, cha của ông đã bắt đầu từ bỏ dần quyền lực tuyệt đối, tổ chức bầu cử.
Đến năm 2008, dưới thời cai trị của vủa Wangchuck, đợt tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức. Kể từ đó đến nay, hai Đảng đối lập tại Bhutan thay nhau cầm quyền. Đó là lý do người dân Bhutan rất yêu vua. Vì chính vua Wangchuck là người mang lại sự dân chủ cho họ.
Vua Wangchuck được tôn thờ tại Bhutan.
Hoàng tử của đất nước Bhutan ra đời là niềm hạnh phúc của cả đất nước.
Người Bhutan thích trồng cây
Đúng hơn là họ yêu trồng cây. Khi hoàng tử Gyalsey ra đời, hàng chục nghìn người ăn mừng bằng cách trồng 108.000 cây xanh, một con số kỷ lục. Sự kiện này đã từng được truyền thông thế giới đưa tin rất nhiều.
Trồng cây cũng rất phổ biến tại Bhutan. Người dân Bhutan tin rằng, cây xanh là biểu tượng cho cuộc sống trường tồn, vẻ đẹp và lòng vị tha. Năm 2015, người dân Bhutan trồng 50.000 cây xanh chỉ trong 1 giờ, lập kỷ lục thế giới.
Trồng cây là nét đẹp văn hóa ở Bhutan.