Dòng sông Sôi
Sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử của Dòng sông Sôi (có liên quan đến con người) đến từ hai nguồn nguyên thủy: những người Amazon địa phương và các tài liệu về mỏ dầu từ giai đoạn đầu của sự phát triển mỏ dầu Agua Caliente.
Lịch sử cổ đại
Theo truyền thống, những người dân địa phương truyền miệng nhau rằng Dòng sông Sôi đã tồn tại từ thuở "trước thời của những ông cố, ông sơ". Tên cổ xưa của dòng sông này là "Shanay-timpishka", có nghĩa là "Sôi lên dưới sức nóng của mặt trời", mặc dù nguồn nhiệt có khả năng là do địa nhiệt gây ra. Đây là một cái tên khá thú vị vì nhiều lý do khác nhau.
Thứ nhất, cái tên tự nó nói lên một giả thuyết, minh họa người xưa đã tìm cách giải thích thế giới xung quanh họ như thế nào. Thứ hai, tên này là theo phương ngữ Amazonian-Quechua có thể không phải là cổ xưa, có khả năng chỉ vài trăm năm tuổi. Chắc chắn có một lịch sử sâu sắc hơn để khám phá và nghiên cứu thêm sẽ được thực hiện để thực sự hiểu ý nghĩa của sông Sôi đối với tổ tiên của người Amazon.
Ông Maestro Juan Flores, pháp sư của vùng Mayantuyacu, Peru, sông Sôi
Theo ông Maestro Juan Flores, pháp sư của vùng Mayantuyacu, Peru, sông Sôi luôn luôn được xem là một nơi có sức mạnh tâm linh to lớn. Trong quá khứ, người dân địa phương vẫn lo sợ mỗi khi đi vào khu rừng của sông Sôi, đặc biệt là khu vực Mayantuyacu, thuộc tỉnh Puerto Inca, phía Tây Peru vì rừng rậm là nơi có những linh hồn rất mạnh mẽ, và thậm chí có cả những con báo ăn thịt người.
Kết quả là chỉ có những pháp sư quyền lực nhất (một số trong bọn họ là tổ tiên của ông Maestro Juan) thường đến thăm con sông để sống với các linh hồn và học hỏi nghệ thuật chữa bệnh từ những linh hồn.
Những người phương Tây đến con sông
Vào cuối những năm 1920, Peru đang tìm cách mở rộng phát triển vùng Amazon của mình và liên kết tốt hơn với những thành phố như Pucallpa cũng như các nơi khác trong đất nước.
Năm 1929, nhà địa chất người Mỹ Robert B. Moran đã tiến hành một cuộc khảo sát trên không từ một máy bay cho một dự án xây dựng đường sắt và phát hiện ra một mô đất lớn hình bầu dục nhô lên khỏi khu rừng. Ngay lập tức, ông xác định đây là một hồ chứa dầu tiềm năng, cho rằng nó là một mái vòm muối.
Moran tiếp tục tổ chức các cuộc thám hiểm thực địa vào các năm 1930, 1931 và 1932. Khi Moran và các đồng nghiệp của ông lần đầu tiên gặp sông Sôi, họ lo ngại rằng Mái vòm Agua Caliente là một núi lửa chứ không phải là cấu trúc trầm tích vì những hệ thống địa nhiệt có thể "nấu chín hết" các trữ lượng dầu, làm cho chúng trở thành vô giá trị.
May mắn thay, họ đã phát hiện thấy những lớp dầu thiên nhiên thấm vào những nơi khác trong khu vực (không phải trên sông Sôi) và xác định được rằng con sông không có nguồn gốc từ núi lửa. Trong các bản đồ ban đầu của họ, họ gọi con sông là "Shanaya" hoặc "Shamaya", một kiểu gọi khác từ cái tên "Shanay-timpishka."
Trong các tường thuật của họ vào những năm 1930, nhóm của Moran nói rằng "không có tới 50 người sống trong khu vực Agua Caliente", và phần lớn trong số đó là "hậu duệ của những người đến vùng này trong thời kỳ bùng nổ cao su".
Bản tường thuật cũng mô tả "có một số ít những người da đỏ sống nơi những con sông chính, hiếm khi có thể nhìn thấy họ và thực tế số người của họ cũng không đáng kể". Điều này phù hợp với bản mô tả của pháp sư Maestro Juan về chuyện chỉ có những pháp sư quyền lực nhất mới đi tới dòng sông Sôi, do đó không có mấy người bản xứ sống ở đó.
Chúng ta chỉ có thể đoán được những gì dân người bản xứ phải nghĩ đến, khi những người khai thác dầu mỏ tiến vào vùng đất nguy hiểm này của những linh hồn đầy quyền năng.
Cuối cùng, Moran và nhóm của ông đã xác nhận được tiềm lực của mỏ dầu ở Vòm Agua Caliente, giành được nhượng quyền phát triển và khai thác mỏ dầu, và trong năm 1938, họ đã khoan thành công được giếng dầu đầu tiên ở Amazon, thuộc Peru. Trong khoảng 80 năm tiếp theo, bản nhượng quyền sở hữu Agua Caliente đã được lần lượt sang tay qua các công ty dầu khác nhau. Hiện nay công ty Maple Energy đang khai thác mỏ dầu này.
Từ đầu những năm 1990, các du khách không phải người Amazon bản địa đã đến khu vực sông Sôi từ khắp nơi trên thế giới, họ đến thăm Mayantuyacu và Santuario Huistin để chữa bệnh theo phương pháp truyền thống.
Những trung tâm pháp sư trên sông Sôi
Một pháp sư trẻ vừa hoàn tất việc học của anh để trở thành một người chữa bệnh theo các phương pháp truyền thống và anh đến thăm khu rừng. Khi đang đi bộ, vô tình anh bước vào bẫy của một thợ săn và bị bắn vào chân. Anh ta được đưa đến bệnh viện và các bác sĩ bảo rằng anh sẽ không bao giờ đi lại được nữa. Một nữ y tá tên là Sandra thách thức: "Nếu anh là một pháp sư quyền phép, tại sao anh không tự chữa trị cho mình?"
Nhớ lại những câu chuyện mà ông nội thường nói với anh về những linh hồn chữa trị quyền lực hiện diện trên sông Sôi, chàng pháp sư trẻ nhặt lấy chiếc nạng của mình và tiến bước vào rừng.
Tại sông Sôi, có một cây Came Renaco che vắt qua trên sông Sôi, rễ của nó bám vào một tảng đá và các nhánh của nó ngập trong hơi nước của dòng sông. Vị pháp sư trẻ đã tự chữa lành cho mình bằng cách sử dụng nhựa cây, vỏ cây và lá của cây Came Renaco cùng với nước của dòng sông, và anh đã có thể đi lại được như trước.
Chính tại nơi này, về sau ông đã thành lập khu nghỉ dưỡng chữa bệnh Mayantuyacu và bắt đầu cuộc hành trình giống như ông Maestro Juan Flores, tức sheripiari Asháninka (người chữa bệnh, pháp sư). Ông cưới cô y tá Sandra và cùng nhau, họ điều hành trung tâm chữa bệnh, giúp chữa trị cho các du khách bằng phương thuốc Amazon cổ xưa.
Maestro Enrrique, pháp sư của trung tâm chữa bệnh Santuario Huistin, ban đầu là một người xây dựng và cho biết ông đã nhận lời kêu gọi mình trở thành một curandero (nam y sĩ) như thế nào sau khi nằm mộng thấy Đức Trinh Nữ Maria trong rừng. Bức Bà bảo ông xếp các dụng cụ của mình lại và thu hút mọi người đến với rừng mưa để tiết lộ những bí mật chữa bệnh của nó với họ.
Ông đã tuân lời và tìm sự hướng dẫn của Maestro Juan Flores. Sau khi hoàn tất khóa huấn luyện, ông đã thành lập trung tâm chữa bệnh của mình mang tên Santuario Huistin trên sông Sôi. Cùng với người vợ của ông tên Ayme, cũng là một curandera (nữ y sĩ) và là pháp sư, họ chữa bệnh cho những du khách bằng phương thuốc truyền thống Amazon.
Vì sao vẫn còn duy trì sự bí ẩn?
Trước khi có chương trình thăm dò và phát triển mỏ dầu, sông Sôi là một địa điểm xa xôi chỉ có người dân địa phương biết đến. Khi quá trình phát triển mỏ dầu đầu tiên bắt đầu trong khu vực, những quyền lợi và phúc lợi của người dân bản địa cũng như những gì tốt nhất cho môi trường đều không được quan tâm.
Các tường thuật của Moran cho thấy rõ ràng rằng các công nhân dầu mỏ ban đầu đã gặp khó khăn bởi sự hiện diện của sông Sôi trong khu vực vì các hệ thống địa nhiệt có thể làm "tiêu hao hết" các trữ lượng dầu, khiến chúng trở thành vô giá trị.
May mắn thay cho các thợ khai thác dầu, họ đã tìm thấy những lượng dầu thiên nhiên rò rỉ trong khu vực (không phải trên sông Sôi), và có thể thấy rằng mái vòm Agua Caliente không phải là một núi lửa. Mặc dù sông Sôi đã được đưa vào các tài liệu gốc trong văn bản quyền khai thác mỏ dầu, nhưng nó chỉ được báo cáo là một cột mốc, và là ranh giới ban đầu về phía bắc của mỏ dầu.
Trong 80 năm qua, các quy tắc, quy định và các yêu cầu liên quan đến phát triển dầu mỏ ở Amazon (đặc biệt liên quan đến các vấn đề môi trường và xã hội) đã thay đổi đáng kể mọi việc. Từ văn bản nhượng quyền khai thác ban đầu cho đến ngày hôm nay, chắc chắn rằng sông Sôi sẽ được xác định là một địa điểm văn hóa quan trọng.
Vào năm 2011, bà dì của nhà địa vật lý người Peru, Andrés Ruzo đã giới thiệu với ông về sông Sôi, vì bà là người đã từng đến thăm vùng Mayantuyacu. Ý niệm về địa danh này đã nhanh chóng trở nên rõ ràng với Andrés Ruzo thông qua các thử nghiệm sơ bộ rằng con sông có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chất; khi chia sẻ những quan sát của ông với Maestro Juan, sau đó Maestro Juan đã quyết định ban phúc cho Andrés trong quá trình nghiên cứu con sông thiêng. Kế đến đến lượt Maestro Enrrique cũng ban phúc cho Andrés. Khi làm như vậy, họ đã cho phép ông trở thành nhà địa chất học đầu tiên thực hiện một cuộc nghiên cứu chi tiết về sông Sôi.
Kể từ thời điểm này, Andrés Zuro đã hợp tác chặt chẽ với cả hai trung tâm điều trị bệnh Mayantuyacu và Santuario Huistin để nghiên cứu dòng sông, bảo vệ nó, và trong tinh thần trách nhiệm cao nhất, họ đã mang nó đến với thế giới.