Năm 2020, Sunlight đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức chương trình "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế". Thông qua chương trình, Sunlight muốn phát huy những tiềm năng và nội lực đáng trân quý của người Phụ nữ Việt Nam, từ đó truyền cảm hứng và động lực để chị em có thể hoàn thành tốt được từ việc nhà đến việc làm kinh tế. Sunlight muốn trở thành người động viên, đồng hành và truyền cảm hứng để phụ nữ có thể tự tin nắm bắt các cơ hội làm chủ bản thân mình bởi Sunlight luôn tin tưởng và hỗ trợ chị em.
Bà Lê Thị Hồng Nhi, Bộ phận Phát triển bền vững & Truyền thông đối ngoại, Unilever, cho hay nhãn hàng Sunlight nói riêng và Unilever Việt Nam nói chung rất hân hạnh khi được đồng hành cùng hai dự án ý nghĩa này. Cả hai đều chứng tỏ sức mạnh của người phụ nữ, cũng như truyền cảm hứng cho phụ nữ khắp Việt Nam khởi nghiệp.
"Đồng hành với các dự án khởi nghiệp của phụ nữ, không những là người đồng hành truyền cảm hứng, Sunlight còn giúp chị em xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc với các diễn đàn, khóa học cùng sự tư vấn xuyên suốt của đội ngũ cố vấn. Đồng thời, Sunlight còn hỗ trợ nguồn vốn để chị em có thể phát triển dự án của mình và đạt được những hiệu quả nhất định" – bà Nhi nói.
Dự án Xưởng may cho người khuyết tật của chị Trần Thị Như Hoa (đến từ Nghệ An) được đánh giá là một dự án mang rất nhiều ý nghĩa đến cho cộng đồng.
Chị Hoa là một phụ nữ khuyết tật đơn thân từng không có nghề nghiệp, đã phải vất vả với các nghề khác nhau để tìm kế sinh nhai cho hai mẹ con. Trong 6 năm vừa làm việc, vừa tích lũy kinh nghiệm trong nghề may, hiện chị đang là có một xưởng thủ công nhỏ (quy mô dưới 10 người), sản xuất các mặt hàng may sẵn (quần áo tự thiết kế, đồng phục học sinh,...) và phát triển thêm các sản phẩm bằng vải vụn với lực lượng lao động là các chị em khuyết tật.
Đồng thời, với sự hỗ trợ từ Sunlight, chị có thể mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tay nghề, hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất, máy móc thiết bị may, hướng đến giá trị bền vững, tạo một nơi để chị em phụ nữ khuyết tật có thể làm việc, tạo ra những sản phẩm của riêng họ, phát huy nguồn lực vốn có, cải thiện đời sống, từ đó thay đổi để mọi người có cái nhìn công bằng hơn về người khuyết tật.
Trong khi đó, dự án Hợp tác xã rau quả đến từ chị Đỗ Thị Kim Dung (từ Lào Cai) là một dự án thực tế mà Sunlight đồng hành hỗ trợ phát triển trên mô hình đi vào hoạt động.
Khai thác từ lượng khách du lịch đông đảo đến Sa Pa, Hợp tác xã đã phát triển hình thức du lịch trải nghiệm kết hợp để nuôi trồng, phát triển và kinh doanh quả dâu tây. Khách du lịch có thể đến tham quan vườn dâu và hái, mua những quả dâu tại vườn.
Mô hình đã mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định, với sự hỗ trợ từ Sunlight, Hợp tác xã có thể phát triển mở rộng quy mô, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng chất lượng trải nghiệm, chất lượng sản phẩm cho mô hình này.
Mục đích của chị Kim Dung khi phát triển dự án khởi nghiệp này, bên cạnh việc tạo nguồn thu nhập ổn định, tự chủ cho gia đình, chị còn muốn tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ đồng bào dân tộc (với mức lương thấp nhất là 5,5 triệu đồng/tháng) còn quảng bá hình ảnh du lịch cho Sa Pa, nơi chị đang sinh sống.
Bên cạnh sự hỗ trợ các dự án hiện tại, Sunlight cũng đang tiến hành và mở rộng quy mô hơn cho các hoạt động hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế trong thời gian tới.