Thạc sỹ Tâm lý Bình An
Sau thời gian dài học online đã xuất hiện nhóm học sinh có xu hướng thu mình trong phòng, cắm tai nghe, ngồi trước màn hình máy tính và điện thoại cả ngày lẫn đêm, ít tương tác không chỉ với thầy cô, bạn bè mà cả gia đình. Dễ chán nản khi gặp thách thức trong học tập nhưng ngại hỏi và dần dần giảm động lực học tập.
Trong quá trình hỗ trợ và làm việc cùng nhiều phụ huynh, thạc sỹ Tâm lý Bình An nhận được sự quan tâm đến các giải pháp "phục hồi" sau thời gian học online 2 năm của các con bởi các vấn đề kéo theo đã gây ra những hậu quả như: rối loạn tâm lý, ghét học nghiện game.
Trong chương trình, thạc sỹ Tâm lý Bình An có chia sẻ 3 lý do chính dẫn đến tình trạng đó:
1. Học sinh cảm giác bị cô lập: Các chương trình học trực tuyến được áp dụng hiện nay có xu hướng khiến học sinh phải giữ yên lặng, xa cách và thiếu tương tác với thầy cô, bạn bè. Kết quả, nhiều học sinh, thậm chí giáo viên, bắt đầu có dấu hiệu bị cô lâp với xã hội. Các chuyên gia nhận định điều này bắt nguồn từ việc thiếu giao tiếp giữa người với người. Cô lập xã hội cùng thiếu giao tiếp có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần như căng thẳng cao độ, rối loạn lo âu, suy nghĩ tiêu cực.
2. Mất động lực học tập: Học online đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian và khả năng tự tạo động lực cho bản thân. Thiếu động lực là một trong những lý do hàng đầu khiến trẻ không thể hoàn thành các khóa học trực tuyến. Trong lớp học truyền thống, trẻ được tiếp nhiều động lực theo đuổi mục tiêu như: giao tiếp trực tiếp với giáo viên, trao đổi cùng bạn bè, lịch học được phân bố và áp dụng nghiêm ngặt. Khi học online, trẻ bị môi trường tác động, dễ gây ra cảm giác lười biếng, chán nản. Do đó, việc học online có thể trở nên khó khăn đối với những học sinh thiếu động lực và kỹ năng quản lý thời gian.
Thạc sỹ Tâm lý Bình An
3. Giao tiếp, làm việc nhóm bị hạn chế: Khi học online, thời gian trò chuyện, trao đổi theo nhóm của học sinh sẽ bị cắt giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị giảm khả năng giao tiếp, làm việc nhóm. Nếu bỏ qua các vấn đề này, nhiều học sinh sẽ đánh mất kỹ năng mềm sau khi tốt nghiệp. Để giải quyết tình trạng trên, các giáo viên cần tổ chức các hoạt động làm việc nhóm và khuyến khích học sinh trao đổi trong giờ học.
Ngoài ra, các bậc làm cha mẹ chưa kịp chuẩn bị kỹ năng đồng hành cùng con. Khi học online các con cần sự hỗ trợ từ phía cha mẹ nhiều hơn là thầy cô. Do các con đang sống trong ngôi nhà của chính mình, với thói quen sinh hoạt vui chơi. Việc chuyển đổi không gian tạo ra những khó khăn, thử thách. Nhưng cha mẹ vẫn bận rộn đi làm, chưa đo lường được các nguy cơ từ việc con sử dụng máy tính, điện thoại thường xuyên. Bây giờ, điều quan trọng là cha mẹ có giải pháp giúp con quay trở lại nề nếp sinh hoạt, hứng thú tự giác học tập, có sự kết nối giao tiếp với cha mẹ- bạn bè- thầy cô và tất cả các mối quan hệ đang có.
Chuyên đề giúp cha mẹ thấu hiểu chính mình, thấu hiểu con cái, kết nối sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái; khám phá và vun bồi nội lực trong con, thắp lên ngọn lửa yêu thương trong ngôi nhà của chính mình, xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị ngày càng yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thạc sỹ Tâm lý Bình An đang đồng hành cùng nhiều gia đình để tạo dựng lại kết nối, giúp con tự lập và có cảm hứng trong cuộc sống, việc học. Đặc biệt là hỗ trợ "LÀM MẸ TỰ CHỦ 3 T" để phụ nữ có phương pháp nuôi dạy con an vui, hiệu quả, cân bằng, biết cách phân chia quỹ thời gian mỗi ngày phù hợp, có được toại nguyện với gia đình và sự nghiệp. Hiện tại, các hoạt động tương tác trải nghiệm được khuyến khích nên sắp tới cô sẽ tổ chức chương trình " Tour camping cuối tuần" nhằm gia tăng thêm kết nối cho cha mẹ và các con.