Khởi nghiệp bằng kinh nghiệm làm việc trong nhà may gia đình, Đặng Khang đặt những viên gạch đầu tiên cho Mon Amie vào năm 2010. Hơn 10 năm điều hành hệ thống nhà may Veston thế hệ mới tại TP HCM, anh phát triển Mon Amie có 6 chi nhánh tại TP HCM và Biên Hòa, phục vụ 2.000 khách hàng là các doanh nhân, chú rể cùng hơn 200 công ty có nhu cầu may đồng phục mỗi tháng.
Hiện đại hóa một nhà may gia đình thành doanh nghiệp với mô hình mới, Đặng Khanh rút ra ba cách sau:
Thiết kế quy trình khép kín hoàn thiện
Đặng Khang bắt đầu với nghề may từ vị trí Phó Giám đốc nhà may Hoàng Vy của cha mẹ. Nhìn cách cha mẹ vận hành nhà may, Khang thấy nhiều điểm bất cập trong quy trình. Nhà may truyền thống thường chú trọng chất lượng thành phẩm, đường nét nhưng không quan tâm đến sắp xếp các công đoạn, tìm nguồn nguyên liệu hợp lý và chất lượng dịch vụ ... Dẫn đến giá thành không ổn định, trễ hẹn với khách hàng, thời gian may khá lâu nhất là khi nhận được các đơn hàng lớn đột xuất.
Khang Đặng chia sẻ tại chương trình Nguy - Cơ. Ảnh: Talk show Nguy Cơ.
"Tôi đầu tư máy móc hiện đại để cho sản phẩm có đường nét tinh xảo và các khâu được hoàn thiện thành một quy trình khép kín. Khi gói gọn các bước thì quá trình tạo ra sản phẩm rất nhanh. Trước đây, Mon Amie cũng như các nhà may truyền thống thường nhận đặt may từ 15-20 ngày tuy nhiên kể từ năm 2016 khi quy trình khép kín được triển khai, hệ thống nhận đặt hàng và hoàn thiện trong 24 tiếng. Sau đó, quy trình dần rút ngắn trong 8 tiếng với những trường hợp đặc biệt có yêu cầu gấp . Ngoài ra, chúng tôi may đo đồng phục số lượng lớn cho các doanh nghiệp trong thời gian khách hàng mong muốn", Đặng Khang chia sẻ.
Xây dựng thương hiệu, sản phẩm
Khi bắt tay tạo nên doanh nghiệp của mình, điều đầu tiên Đặng Khang quan tâm là xây dựng thương hiệu. "Tạo ra một cái tên thân thiện, mang tính chất quốc tế, không giống như nhà may A, nhà may B hay tiệm âu phục C. Tôi chọn tên Mon Amie để khách hành hiểu đây là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ may mặc chuyên nghiệp", Khang nói.
Nhân viên làm việc tại nhà may Mon Amie. Ảnh: Mon Amie.
Bên cạnh đó, anh cũng cải tiến chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu thị trường từ ngày đầu khởi nghiệp , CEO 8X nhận thấy, khách hàng thường có suy nghĩ mặc vest rất già, chỉ hợp những dịp trang trọng. Vì thế, khi may một bộ âu phục, khách hàng chỉ chọn màu đen, xanh hay xám. Khang tìm kiếm những nguồn nguyên liệu khác, thay đổi kiểu dáng, thay đổi phong cách, để bộ vest trẻ trung, nhẹ nhàng hơn song vẫn đảm bảo sang trọng, có thể diện nhiều dịp khác nhau. Nhờ đó, khách hàng tìm đến Mon Amie đa dạng lứa tuổi, phong cách.
Quan tâm đến trải nghiệm khách hàng
Lớn lên trong nhà may của cha mẹ, kỷ niệm sâu sắc nhất của Khang là những cuốn sổ ghi tên, số đo của khách hàng. Nhiều năm qua đi, những cuốn sổ cũ cũng không được nhớ tới. Khách hàng cũ quay lại, cả nhà sẽ ngồi lật tìm sổ lấy số đo mà không thấy, và khi thấy rồi thì không biết có bị trùng tên người khác. Đặng Khang xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng và website rồi chạy marketing để khách hàng hài long về chất lượng của dịch vụ.
Không giới hạn chỉ may đo ở cửa hàng, Mon Amie có dịch vụ may đo online, may đo tận nhà. Khang xây dựng đội ngũ tư vấn online hướng dẫn khách tự lấy số đo. Vừa qua, doanh nghiệp này phát triển ứng dụng (app) đặt may để khách hàng có thể đặt hàng từ xa.
Khang Đặng, nhà sáng lập, CEO Mon Amie. Ảnh: Mon Amie.
Không dừng lại ở việc xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh trong nước, Đặng Khang mong muốn 3-5 năm tới, Mon Amie đứng số một Đông Nam Á và vươn ra thế giới ở mảng may đo đồng phục và hệ thống cửa hàng vest. Người đứng đầu hệ thống này kỳ vọng tiên phong trong lĩnh vực may đo số lượng lớn. Doanh nghiệp may Việt Nam có thể may đo đồng phục cho những công ty, tập đoàn hàng nghìn hay hàng chục nghìn nhân viên trên thế giới.