Theo tạp chí Forbes, ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu trị giá 532 tỷ USD. Mỹ là thị trường làm đẹp lớn nhất thế giới với khoảng 1/5 thị phần. Trong khi Trung Quốc ở vị trí thứ hai và Nhật Bản ở vị trí thứ ba.
Theo Tiến sĩ Nicholas (Đại học Waterloo, Canada), ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu đã phát triển đáng kể trong thế kỷ 20, và "sự phát triển của nó cho thấy tầm quan trọng của vẻ đẹp trong cuộc sống".
Cuộc thi Người đẹp hình thể (không bao gồm gương mặt) ở Cliftonville (Anh), năm 1936
Người phụ nữ sử dụng máy nhuộm da tự động Suntan năm 1949
Một người phụ nữ vẽ đường may vào chân để trông có vẻ như đang đeo tất, năm 1926
Mặt nạ nước đá để làm săn chắc cơ mặt vào năm 1931
Cách "ủi thẳng" tóc vào năm 1964
Tiến sĩ Nicholas giải thích với Bored Panda rằng văn hóa hiện đại là văn hóa thị giác. Trong khi đó, cuộc sống hiện đại đồng nghĩa với việc tìm thấy chính mình trong một thành phố ngày càng đông đúc. Điều đó đồng nghĩa với việc ngoại hình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi tiếp xúc với một người lạ, họ sẽ đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài.
Các thí sinh trong cuộc thi "Hoa hậu có đôi mắt đáng yêu" ở bang Florida, họ đeo mặt nạ để che đi phần còn lại của khuôn mặt, năm 1930
Máy sấy tóc vào những năm 1920
Máy sấy tóc di động vào những năm 1940
Trước khi con người phát minh ra kem chống nắng vào giữa những năm 1940, những người tắm biển hoặc đi bơi phải mặc loại áo choàng kỳ lạ này để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời. Đáng chú ý, trang phục tích hợp cả kính râm.
Rita Perchetti và Gloria Rossi thử sản phẩm nhà tắm di động để có thể thay quần áo sau khi tắm nắng trên bãi biển Coney Island (Mỹ), năm 1938 Một hình thức giác hơi được thực hiện trong phòng tắm hơi tại Phần Lan năm 1935
Một hình thức giác hơi được thực hiện trong phòng tắm hơi tại Phần Lan năm 1935
Không có gì ngạc nhiên khi một số quy trình, phương pháp điều trị và làm đẹp cổ điển dường như xa lạ với chúng ta bây giờ. Bởi có những hình thức là điển hình trong thời gian này nhưng không còn phù hợp ở thời gian khác.
Cách uốn tóc ở Đức năm 1929
Ảnh chụp X-quang của nữ giới với áo nịt ngực (trái) và không có áo nịt ngực (phải), năm 1908
Mặt nạ làm đẹp bằng cao su được sử dụng để loại bỏ nếp nhăn trong những năm 1920
Quảng cáo thiết bị tạo má lúm năm 1936
Một cảnh sát đánh giá thí sinh tại cuộc thi hoa hậu mắt cá chân tại Hounslow, London, năm 1930
Truyền thống bó chân tại Trung Quốc lưu giữ đến thời nhà Thanh
Một người phụ nữ giữ cánh tay và chân trong nước với dòng điện chạy qua để cải thiện lưu thông máu, Circa (Mỹ) năm 1938
Thiết bị cọ lưng vào những năm 1940
Thiết bị giảm mỡ ở đùi và bắp chân vào những năm 1940