Năm học 2020-2021 có gần 70 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển một phần chỉ tiêu. Cũng năm học này, khoảng 32.000 thí sinh đã đăng ký 99.000 nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực vào các trường, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQG TP HCM. Tính riêng Trường ĐH Bách Khoa TP HCM thì điểm chuẩn Đánh Giá Năng Lực (ĐGNL) để đậu vào các khoa của trường này, dao động từ 700 điểm tới 974 điểm.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, trong bức tranh tuyển sinh của các trường ĐH lớn hiện nay, thí sinh phải đạt được thấp nhất 700 điểm trong kỳ thi ĐGNL mới chắc chắn bước chân vào ngưỡng cửa của các trường ĐH có tên tuổi.
Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1) cho biết: "Đề thi ĐGNL của ĐHQG TP HCM gồm 120 câu, với thời gian làm bài 150 phút, nội dung thuộc 8 môn học, với kiến thức rất rộng, bao quát, lượng kiến thức thuộc chương trình lớp 12 chiếm khoảng 40%, còn lại là các câu hỏi thiên về tư duy, về khả năng hiểu biết các vấn đề xã hội". Theo cô Hạnh, chính điều này khiếu nhiều thí sinh dù là học sinh giỏi 12 năm liền, IELTS 7.5 nhưng khi thi vẫn không đạt được số điểm như mong muốn.
Ở một góc độ khác, các giáo viên của hệ thống ONE THOUSAND PLUS 1000+ chỉ ra một số vấn đề thí sinh cần lưu ý như:
Đối với môn tiếng Anh cần nắm chắc các kiến thức ngữ pháp cơ bản của lớp 10, 11…, đồng thời đọc nhiều tài liệu để mở rộng vốn từ vựng của mình ra khỏi những kiến thức cơ bản của Sách giáo khoa.
Đối với môn Lịch sử: cần nắm được các kiến thức cơ bản trong chương trình Lịch sử lớp 11 và chủ yếu là 12. Với các chủ đề chính như: Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, Liên Xô xây dựng CNXH 1921-1941, hai cuộc chiến tranh thế giới, Lịch sử thế giới (1945-2000), Lịch sử Việt Nam (1858-2000). Về kĩ năng: HS cần rèn luyện cho mình các kĩ năng chủ yếu như đọc hiểu, xác định từ khoá, các mốc thời gian cụ thể. Môn Địa: kiến thức chủ yếu nằm ở nội dung lớp 12, chương trình dàn trải đều từ kiến thức địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế và vấn đề biển đảo. Môn Sinh: Trong đề thi môn Sinh học các câu chủ yếu nằm trong phần, biết, hiểu và vận dụng, bài tập tính toán và lí thuyết ít, liên hệ thực tế khá nhiều ( thường ra dạng câu hỏi Pisa).
Đặc biệt ở môn Văn: thể loại ở phần ngôn ngữ tiếng Việt (20 câu), kiểm tra kiến thức đã học phần lớn từ lớp 6 đến lớp 12 và vận dụng kĩ năng đọc hiểu - kĩ năng sử dụng ngôn từ trong cuộc sống… Để làm tốt bài thi, các em cần nắm vững kiến thức trọng tâm , rèn luyện nhiều bài tập, tự tạo cho mình thói quen đọc sách, báo. Môn Hóa: môn Hoá trong đề ĐGNL là 10 câu đa số là thông hiểu và vận dụng thấp, bài tập tính toán ít và lí thuyết nhiều. Vì vậy HS cần nắm kiến thức cơ bản 3 năm học. Ngoài ra cần bổ sung kiến thức ứng dụng thực tế. Môn Toán: Để làm tốt môn toán em cần học, hiểu kĩ các nội dung: lý thuyết mệnh đề, toán thống kê học ở lớp 10, các phần kiến thức toán thuộc cả 3 năm học THPT. Môn Lý: Gồm 2 phần đánh giá năng lực học sinh : Câu hỏi thông thường và câu hỏi giải quyết vấn đề
Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh cũng khuyên học sinh nên tham khảo tài liệu từ các đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Nên ôn thi thật bài bản ngay từ đầu, vì cần một quá trình tích lũy kiến thức lâu dài thì mới đủ linh hoạt, vững vàng để làm bài tốt.