Được Google chính thức giới thiệu đầu tiên cùng Android Wear - nền tảng di động dành cho thiết bị đeo, trong sự kiện Google I/O 2014 vào tuần trước, bộ đôi LG G Watch và Samsung Gear Live nhanh chóng được mở tung bên trong, đáp ứng kịp thời sự tò mò của nhiều người yêu thích các mạch điện.
Samsung Gear Live (trái) và LG G Watch.
Nếu Gear Live đi kèm màn hình AMOLED 1,63-inch, thì G Watch có kích thước nhỉnh hơn một chút, 1,65-inch sử dụng tấm nền LCD. Tuy nhiên, bên trong cả hai đều dùng chíp xử lý Qualcomm Snapdragon 400 (APQ8026) 4 nhân tốc độ 1,2 GHz cùng RAM 512MB và bộ nhớ lưu trữ 4GB.
Nhiều ý kiến cho rằng việc trang bị một chíp 4 nhân cho các thiết bị sử dụng như một màn hình thứ 2 là lãng phí, tăng chi phí ban đầu. Tuy nhiên, một số nguồn tin khác cho rằng hiệu năng xử lý của chíp Snapdragon 400 trên cả hai mẫu smartwatch này đã được khống chế hoạt động chỉ ở một nhân, thay vì cả 4 nhân, với mục đích tiết kiệm điện năng. Điều này khá phù hợp với số điểm chuẩn tương đương khả năng xử lý 1 nhân mà công cụ Antutu benchmark thể hiện gần đây.
Còn bây giờ là những hình ảnh đầu tiên của LG G Watch và Samsung Gear Live đến từ trang Anandtech, nhưng lần này là cái nhìn từ bên trong thiết bị.
Các chi tiết mặt sau của LG G Watch (trái) và Gear Live của Samsung.
LG G Watch (trái) và Samsung Gear Live (phải)
Bo mạch chủ (cả 2 mặt trên và dưới) bao gồm các chíp và thành phần quan trọng khác trên Samsung Gear Live.
Còn đây là bo mạch chủ (cả 2 mặt trên và dưới) cùng các chíp và thành phần khác trên LG G Watch.