Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương – Hệ thống Y tế 315 chi nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Văn Quá cho biết sau khi tiêm chủng trẻ được theo dõi khoảng 30 phút, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh, thở khò khè, đau bụng, da mẩn đỏ… phụ huynh cần báo ngay cho nhân viên y tế.
Tại sao phải tuân thủ quy trình sau tiêm chủng?
Quy trình theo dõi trẻ sau tiêm chủng là rất quan trọng để đảm bảo cho sự an toàn sức khỏe của trẻ, đồng thời để phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả các phản ứng bất lợi sau tiêm nếu có.
Trẻ sau khi tiêm vắc xin cần được theo dõi tại điểm tiêm và tiếp tục chăm sóc, theo dõi thêm sau khi về nhà. Nếu trẻ không được theo dõi, phát hiện sớm những bất thường sau tiêm chủng có thể gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Theo dõi ngay sau tiêm chủng
Trẻ sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm chủng tại cơ sở y tế để giúp phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng bất lợi cấp tính, nguy hiểm như sốc phản vệ. Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương – Hệ thống Y tế 315 chi nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Văn Quá Trong thời gian theo dõi, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh, thở khò khè, đau bụng, da mẩn đỏ,… phụ huynh cần báo ngay cho nhân viên y tế.
Trước khi trẻ ra về, nhân viên y tế sẽ kiểm tra nhiệt độ cơ thể, vết tiêm và các dấu hiệu phản ứng bất thường khác nếu có.
Tư vấn và hướng dẫn tiếp theo
Nếu cần, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám hoặc hẹn kiểm tra để đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm.
Phụ huynh sẽ được cung cấp thông tin về các đợt tiêm chủng tiếp theo, cách chăm sóc trẻ tại nhà và các dấu hiệu cần theo dõi cũng như hướng dẫn cụ thể về các triệu chứng bất thường cần phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Theo dõi trong vòng 24 giờ
Sau khi về nhà, phụ huynh cần tiếp tục ghi nhận tình trạng sức khỏe của trẻ trong 24 - 48 giờ đầu, bao gồm nhiệt độ, phản ứng tại chỗ tiêm (đau, đỏ da, sưng tấy) và các triệu chứng khác nếu có (không tỉnh táo, biếng ăn, bỏ bú, mề đay da, đau bụng, khó thở...).
Nếu có các dấu hiệu bất thường về thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa hoặc bất thường ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ của trẻ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.
Đối với các phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, đau nhức vết tiêm, phụ huynh có thể sử dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng tại nhà (như thuốc giảm đau hoặc hạ sốt, chườm lạnh) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu có dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ (phát ban lan rộng, sưng môi, sưng mặt, khó thở,...) cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lý khẩn cấp.
Hệ thống Tiêm chủng Nhi 315 với 52 điểm tiêm chủng, chính thức trở thành địa điểm tiêm chủng phòng chống dịch sởi MIỄN PHÍ cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi, áp dụng tất cả các ngày trong tuần.
Quy trình này có thể thay đổi tùy theo từng loại vắc xin và hướng dẫn cụ thể của cơ sở y tế hoặc cơ quan y tế địa phương. Điều quan trọng nhất là sự phối hợp giữa các nhân viên y tế và phụ huynh để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho trẻ sau khi tiêm chủng.
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nên liên hệ nơi nào để xử lý tình huống ?
Sau khi tiêm chủng cho trẻ em, các phản ứng bất lợi có thể xảy ra, tùy theo mức độ nghiêm trọng và thời gian xảy ra mà phụ huynh có thể theo dõi thêm tại nhà hoặc đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp cấp cứu nếu cần.
Thực phẩm nên ăn sau tiêm chủng
Đối với các phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, đau nhức vết tiêm, phụ huynh có thể sử dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt, chườm lạnh tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phụ huynh tiếp tục theo dõi, ghi nhận lại các biểu hiện triệu chứng và thời gian xuất hiện. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về phản ứng sau tiêm chủng, cha mẹ nên liên hệ với cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng nơi trẻ đã được tiêm để được tư vấn về tình trạng của trẻ, nghe hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu bất thường và cách xử lý.
Nếu có dấu hiệu của phản ứng phản vệ (phát ban, nổi mề đay lan rộng, sưng môi, sưng mắt, khó thở,...) cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường nghiêm trọng hoặc dấu hiệu cấp cứu (ngưng tim, ngưng thở, hôn mê, co giật...), phụ huynh khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện gần nhất để được xử lý khẩn cấp hoặc gọi số điện thoại cấp cứu 115 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám lại ngay tại cơ sở y tế
Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương – Hệ thống Y tế 315 chi nhánh Nhi Đồng 315 Nguyễn Văn Quá cho biết nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 24 giờ tiêm chủng, đồng thời trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, kém tương tác với cha mẹ, trẻ mệt, ngất, li bì hoặc hôn mê, co giật, nôn trớ, viêm sưng cứng quanh vùng vừa tiêm… cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Trẻ sau khi tiêm thường có những phản ứng phụ sau tiêm chủng như sốt, quấy khóc, đỏ, sưng nhẹ vết tiêm…là một trong những nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Phản ứng phụ có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào cơ địa của trẻ và loại vắc xin được tiêm. Các phản ứng phụ này có thể khiến trẻ khó chịu trong một vài ngày nhưng sẽ thuyên giảm sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên trẻ vẫn cần được theo dõi thêm ít nhất trong vòng 24 giờ để phát hiện các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Khi trẻ có phản ứng nặng, cha mẹ cần khẩn trương đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và cấp cứu kịp thời, tuỳ mức độ nghiêm trọng trẻ có thể cần nhập viện theo dõi sát và điều trị tích cực, chuyên sâu.
Hệ thống Y tế 315:
Hotline: 0901.315.315
-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/