Dùng con cái như một thứ vũ khí
Đe dọa và nghiêm cấm bạn đời cũ đến thăm con là việc làm rất tàn nhẫn, nhưng cũng có không ít những cặp đôi khi đã ly hôn rồi lại mắc phải.
Bạn nên hiểu rằng cho dù giữa bạn và cô ấy đã có những xung đột và thậm chí chính cô ấy là người khiến cuộc hôn nhân này tan vỡ, nhưng dù sao đi chăng nữa cô ấy cũng là mẹ của các con bạn. Hơn thế nữa, bạn không có quyền ngăn cấm tình cảm mẫu tử mà cô ta muốn dành cho các con.
Trong trường hợp này bạn nên bao dung và quan trong hơn hết là hãy nghĩ đến các con của bạn. Bọn trẻ không có tội tình gì và cũng không có lý do gì để bạn cấm đoán bọn trẻ được gặp, cũng như yêu thương người đã sinh thành ra chúng.
Công khai mối quan hệ với người phụ nữ khác
Bạn đừng nên tự đắc và huênh hoang với vợ cũ rằng bạn đã nhanh chóng tìm được một người phụ nữ mới thay thế cô ta. Cũng đừng nên ca ngợi quá lời về người phụ nữ ấy quá mức, và cho rằng cô ta mới chính là người mang lại hạnh phúc thật sự cho bạn chứ không phải là người vợ cũ.
Các chuyên gia tâm lý học về lĩnh vực hôn nhân gia đình khuyên bạn rằng đừng bao giờ đề cập mối quan hệ mới của bạn với vợ cũ và đặc biệt là với các con.
Quyết định sáng suốt nhất là hãy đợi cho tới khi cuộc ly hôn chính thức được công nhận về mặt pháp lý rồi hãy công khai mối quan hệ mới của bạn.
Khẩu chiến
Những cặp đôi ly hôn chắc hẳn trước đó khó có thể tránh được những lời tranh cãi, đấu khẩu. Song đây chẳng phải là giải pháp thích hợp cho bạn và người ấy chút nào, nó chỉ làm xấu đi mối quan hệ vốn đã chẳng tốt đẹp giữa bạn và cô ấy đã có, nguy hiểm hơn nó sẽ gây nên những ám ảnh hay những cú sốc về tinh thần đối với bọn trẻ.
Đặc biệt sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu bạn không thể kiềm chế mình mà dùng đến “miếng võ” “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, đây sẽ là những minh chứng cực kỳ bất lợi cho bạn khi ra tòa đấy.
Xát muối vào vết thương
Dù sao cuộc hôn nhân giữa bạn và người ấy cũng sẽ bị tan vỡ, tuy nhiên nếu không thể là vợ chồng nữa thì bạn cũng hoàn toàn có thể coi cô ấy như một người bạn bình thường bởi chí ít cô ấy cũng còn là mẹ của bọn trẻ.
Đừng nên chì chiết, lăng mạ hay cố xoáy sâu vào nỗi khổ tâm, điểm yếu của cô ấy, điều đó sẽ chỉ càng khiến quan hệ của hai người ngày càng tồi tệ đi mà thôi. Mặc dù chia tay nhưng hãy để mỗi khi nghĩ tới bạn, điều đầu tiên cô ấy nghĩ tới sẽ là những điều tốt đẹp, thay vì một gã chồng tệ bạc, không còn tình nghĩa.
Trong trường hợp này hãy cố gắng thỏa hiệp với cô ấy ở khả năng cao nhất có thể.
Trở nên thụ động
Điều cuối cùng bạn làm khi nghe vợ tuyên bố cô ấy muốn ly hôn là bạn hoàn toàn trở nên buông xuôi.
Tuy nhiên bạn cũng nên hiểu rằng khi còn tình nghĩa vợ chồng thì chung sống với nhau là thế, nhưng khi đã cạn nghĩa thì không thiếu những trường hợp người vợ trở nên cơ hội. Nếu vợ bạn là người như vậy, cô ấy sẽ muốn chiếm mọi thứ của chung hai người thành của riêng của cô ấy như tiền bạc, xe cộ, đất đai…
Nếu bạn dễ dàng chấp nhận những yêu cầu đó, hẳn bạn sẽ rơi vào thế bị động và trắng tay. Các chuyên gia khuyên bạn rằng những cú sốc trong khi ly hôn rồi sẽ nhanh chóng qua đi, đừng để khi lấy lại được bình tĩnh bạn phải hối hận vì những gì đã quyết khi tinh thần không minh mẫn.
Tranh cãi về tài sản
Trong hầu hết các vụ ly hôn khi cặp vợ chồng đã có thời gian chung sống với nhau khá dài, cả hai đều muốn tranh giành phần tài sản nhiều hơn về phía mình. Sự tranh giành quyết liệt này đôi khi rất vô lý và khó có thể chấp nhận được. Nguyên nhân là thân chủ của nó không phải vì lòng ham muốn đống tài sản đó thật sự mà là bởi lòng hận thù và mong muốn được trả đũa.
Những vụ tranh chấp tài sản sẽ khiến chút tình cảm ít ỏi còn lại giữa bạn và người ấy trở về con số 0. Cho nên hãy bình tĩnh cân nhắc, thương lượng để đi đến sự phân chia hợp lý cuối cùng hoặc chấp nhận phán quyết công bằng của tòa án.