Khi xã hội phát triển, những người ngồi máy tính, làm việc văn phòng nhiều rất dễ mắc chứng đau vai cổ gáy. Nhưng đáng báo động là tình trạng này càng ngày càng trẻ hóa, rất hại cho sức khỏe.
Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Wade Brackenbury- Nhà sáng lập trung tâm trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) đầu tiên tại Việt Nam – Phòng Khám ACC. Bác sĩ Wade đã thực hiện cam kết giúp người dân Việt Nam thoát khỏi những cơn đau khó kiểm soát thông qua việc đồng hành cùng bệnh nhân mắc phải bệnh cơ xương khớp mãn tính phục hồi và đạt hiệu quả điều trị lâu dài.
Phóng viên: Thưa bác sĩ Wade, có ý kiến cho rằng hiện bệnh đau cổ vai gáy ở bệnh nhân ngày càng tăng, và cả độ tuổi bệnh cũng trẻ hơn?
Bác sĩ Wade Brackenbury: Khi tôi còn trẻ, điện thoại mà mọi người thường dùng là loại điện thoại bàn, mọi người nhấc điện thoại lên nghe và gác máy sau khi nói chuyện. Khi điện thoại bàn phát triển thành điện thoại di động, mọi người có xu hướng ngồi nghe điện thoại nhiều hơn, nhắn tin nhiều hơn. Theo thời gian, tình trạng cổ của mọi người sẽ dần tệ hơn. Đến khi máy tính phát triển, mọi người lại ngồi tại bàn làm việc nhiều hơn, đầu dần có xu hướng chúi về phía trước khi nhìn vào màn hình quá lâu. Hiện nay, mọi người đều có thể thấy trẻ em đang dần có xu hướng béo phì, nguyên nhân là do các trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại và ngồi ù lì tại chỗ, đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vấn đề về cổ vai gáy, đau cổ nhiều hơn, đau vai hoặc đau lưng giữa nhiều hơn.
- Bác sĩ có nhận định gì về điều này và nhóm người dễ mắc bệnh là ai?
- Những người ở độ tuổi từ 19 đến khoảng 40 tuổi, những đối tượng này thường đang ở độ tuổi đi học hoặc đi làm văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy tính sẽ dễ mắc các chứng đau cổ vai gáy. Ngày trước, thông thường những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc chứng đau cổ vai gáy hơn. Tuy nhiên giờ đây, những người trẻ hơn hoặc kể cả các thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì cũng bị đau cổ vai gáy, ảnh hưởng từ việc phải cúi đầu để sử dụng các thiết bị công nghệ.
- Bệnh lý này được hiểu như thế nào, thưa bác sĩ? Nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu vai gáy là gì?
- Có 7 loại nhức đầu, đau nửa đầu chỉ là một trong số đó. Cơ phía sau cổ sẽ nối với phía sau đầu, vì vậy rất nhiều trường hợp đau đầu do chứng đau cổ vai gáy gây ra. Bởi vì tư thế ngồi gù về phía trước quá nhiều hoặc qua lâu, dẫn đến các cơ sau đầu co thắt lại. Đau nửa đầu là một hội chứng đau đầu khá đặc biệt, gây ra do việc các mạch máu bị co thắt và thường xuất hiện khi bệnh nhân mệt hoặc cảm. Đau nửa đầu thường bùng phát khi người bệnh bị stress, uống rượu vang hoặc ăn sô cô la đắng. Những người có dấu hiệu đau nhiều ở vùng cổ hoặc đau đầu, cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Hội chứng đau cổ vai gáy thường được nhận biết khi đầu một người bị chúi về phía trước và lưng gù nhiều về phía sau. Sự mất cân bằng giữa các cơ ở trước và sau cơ thể, các cơ phía trước quá khoẻ nhưng các cơ ở phía sau lưng giữa lại quá yếu.
- Các phương pháp chẩn đoán. Bệnh sẽ có những biến chứng khó điều trị nào không?
- Việc chẩn đoán hội chứng đau cổ vai gáy khá dễ dàng. Đầu tiên là nhìn vào tư thế của họ, nếu đầu của họ đưa về phía trước và lưng gù ra sau. Nhưng nếu để biết được các vấn đề khác ảnh hưởng đến cột sống từ hội chứng đau cổ vai gáy, chúng tôi có thể cho bệnh nhân chụp phim X-quang, để xem xét mức độ thoái hoá của cột sống cổ, đặc biệt là các tầng đốt sống C5-C6, C6-C7. Chúng tôi còn đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân có, xem liệu họ có đau ở sau cổ hoặc đau vai, đau lưng trên hay không. Nhưng dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là tư thế của người bệnh.
Vì hội chứng này phát triển dần theo thời gian, người bệnh ngồi làm việc với tư thế đầu chúi về phía trước quá lâu, cơ phía trước khoẻ hơn nhóm cơ phía sau, dần hình thành các viêm sưng bên trong cơ thể, các viêm sưng này ảnh hưởng đến các dây thần kinh, sau đó dần thoái hoá, dẫn đến rất nhiều biến chứng khác nhau do sinh hoạt với tư thế xấu lâu ngày.
- Phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay là gì? Với những người "sợ thuốc" thì làm sao?
- Điều trị hội chứng đau cổ vai gáy tuy không khó, nhưng phải điều trị lâu dài. Thông thường các bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc như thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau. Dĩ nhiên các loại thuốc này khá hữu dụng, nhưng chỉ hữu dụng trong việc che đậy cơn đau của bệnh nhân, chứ không giúp họ thay đổi được các cấu trúc sai lệch trong cột sống. Chúng sẽ có tác dụng trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau sẽ gây ra các tác dụng phụ lên thận, gan hoặc các cơ quan nội tạng khác của người bệnh.
Để có thể chữa lành cơn đau cổ vai gáy tận gốc, bệnh nhân cần phải được chữa đúng cách, dưới phác đồ điều trị của bác sĩ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Ngoài phương pháp phổ biến như sử dụng thuốc với những tác dụng phụ được đề cập ở trên, bệnh nhân có thể cân nhắc tìm đến phương pháp an toàn và không xâm lấn như Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic. Với phương pháp này bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nắn chỉnh cột sống, điều đưa các đốt xương sai lệch về đúng vị trí làm giảm chèn ép dây thần kinh, kết hợp với các phương pháp Vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau ngay lập tức. Nhưng để hồi phục hoàn toàn, cần điều trị vào đúng nguồn gốc của vấn đề, và đó là do ngồi sai tư thế khiến các cơ yếu dần đi. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng, sử dụng các loại ghế công thái học và chăm tập thể dục. Nếu họ được hướng dẫn các bài thể dục cụ thể, chọn được loại ghế và bàn làm việc phù hợp, tình trạng sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng nếu bệnh nhân không thể tuân thủ đúng các phương pháp điều trị, việc cảm thấy đỡ hơn sẽ chỉ là nhất thời.
- Làm sao để phòng ngừa, hạn chế bệnh đau cổ vai gáy và khuyến nghị nào cho người đã bị bệnh?
- Điều quan trọng nhất giúp giảm đau cổ vai gáy là phải hạn chế việc ngồi nhiều, và điều chỉnh tư thế ngồi tốt hơn. Khi sử dụng thiết bị điện tử, ví dụ như điện thoại, bạn nên điều chỉnh tay cầm để màn hình ở ngang tầm mắt, vì khi bạn cúi đầu để sử dụng điện thoại quá lâu, sẽ khiến tình trạng trở nên tệ hơn hoặc bạn sẽ mắc phải hội chứng này. Kế đến là các bài thể dục, tập gym hoặc các bài giúp khoẻ phần cơ sau lưng sẽ rất hữu ích, yoga và bơi lội cũng rất tốt, hoặc bất cứ bài thể dục, hoạt động thể chất nào giúp các phần cơ phía sau cột sống khoẻ hơn, đều mang lại lợi ích cho bạn.