Cận cảnh siêu sân bay ‘sao biển’ trị giá 63 tỷ USD ở Trung Quốc
Tổng chi phí của việc xây dựng sân bay lên tới con số khổng lồ 63 tỷ USD và đây là một trong những sân bay lớn nhất thế giới.
Sau 4 năm xây dựng, Trung Quốc khánh thành sân bay quốc tế Đại Hưng ở thủ đô Bắc Kinh năm 2019. Với diện tích nhà ga trong một tòa nhà duy nhất lên tới 700.000 m2 - tương đương với 98 sân bóng đá - Đại Hưng là một trong những sân bay lớn nhất thế giới.
Siêu sân bay được gọi là "sao biển" vì có hình sao 6 cánh. (Ảnh: BI)
Sân bay Đại Hưng do kiến trúc sư người Iraq Zaha Hadid và các cộng sự Trung Quốc thiết kế, được gọi là "sao biển" vì có hình dạng sao 6 cánh dài. Mỗi cánh dài khoảng 600 mét, vì vậy hành khách không phải đi bộ quá xa để đến cổng lên máy bay.
Theo Reuters , tổng chi phí của việc xây dựng sân bay này lên tới con số khổng lồ 63 tỷ USD. Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến dự lễ khánh thành siêu sân bay này.
Trước khi được khánh thành, sân bay này đã chạy thử với 8.868 hành khách và 140 chuyến bay thử nghiệm. Các tổ hợp tòa nhà bên trong Đại Hưng chứa nhiều thiết bị công nghệ cao, bao gồm robot trợ lý hỗ trợ đỗ xe, hệ thống nhận dạng khuôn mặt, cũng như công nghệ mới nhằm kiểm soát lưu lượng hành khách và ngăn chặn hàng dài.
Nếu đi tàu cao tốc từ sân bay sẽ mất khoảng 20 phút để đến phía nam Bắc Kinh. Sân bay được truyền thông Trung Quốc ca ngợi như một dấu hiệu cho thấy sự hiệu quả và tăng trưởng của nước này.
Tòa nhà do kiến trúc sư người Iraq Zaha Hadid và các cộng sự Trung Quốc thiết kế. (Ảnh: BI)
Tổng chi phí của việc xây dựng sân bay này lên tới con số khổng lồ 63 tỷ USD.
Nếu đi tàu cao tốc từ sân bay sẽ mất khoảng 20 phút để đến phía nam Bắc Kinh.
Tòa nhà chứa nhiều thiết bị công nghệ cao, bao gồm trợ lý đỗ xe robot và hệ thống nhận dạng khuôn mặt.
Trang CN Traveler công bố danh sách 10 sân bay tiện nghi nhất thế giới do độc giả bình chọn.
1. Sân bay Quốc tế Changi Singapore (SIN): Changi tiếp tục giành được vị trí hàng đầu trong danh sách. Là trụ sở chính của hãng hàng không Singapore Airlines, sân bay này trở thành cửa ngõ nối hàng chục địa điểm trong khu vực. Đây cũng là điểm du lịch với thác nước trong nhà, vườn bướm, nhà hàng và sân bay ngoài trời. Hành khách quá cảnh có thể tham quan, nằm dài bên hồ bơi hoặc xem các bộ phim dài tập tại rạp chiếu phim 24 giờ miễn phí.
2. Sân bay Quốc tế Hamad: Sân bay ở thành phố Doha là trung tâm kết nối chính cho hãng hàng không Qatar. Nơi đây tựa một khách sạn nghỉ dưỡng hơn là điểm giao thông nhộn nhịp với trung tâm thể dục, sân bóng quần và hồ bơi trong nhà. Sân bay được đánh giá cao nhờ tiện nghi sang trọng với không dưới 8 phòng chờ, khách sạn cao cấp, khu giải trí dành cho trẻ em và hành khách ở bất kỳ hạng máy bay nào.
3. Sân bay quốc tế Incheon (ICN): Sân bay ở Seoul (Hàn Quốc) khai trương cách đây 20 năm trên khu đất khai hoang ở thành phố cảng Incheon và dần được mở rộng. Một nhà ga hành khách thứ 2 được mở vào năm 2018, tăng gấp đôi công suất lên 100 triệu hành khách mỗi năm. Chủ yếu phục vụ 2 hãng hàng không chính của đất nước, Korean và Asiana, sân bay sở hữu các phòng chờ VIP rộng rãi, sân trượt băng trong nhà, spa, "Phố văn hóa" với ẩm thực địa phương và các buổi biểu diễn khiêu vũ.
4. Sân bay Quốc tế Dubai (DXB): Là một trong những sân bay lớn nhất thế giới, Dubai nổi bật với trung tâm mua sắm miễn thuế khổng lồ, vườn thiền, khoang ngủ trưa. Sân bay này cũng là nơi đặt trụ sở của hãng Emirates và liên kết với nhiều hãng hàng không quốc tế khác. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm dừng chân phổ biến của du khách Bắc Mỹ đến Đông Nam Á hoặc Nam Thái Bình Dương.
5. Sân bay Quốc tế Sangster (MBJ): Đối với du khách đến Jamaica, cách tuyệt vời để bắt đầu kỳ nghỉ là tránh các sân bay trung tâm nhộn nhịp và bay thẳng đến vịnh Montego. Là lựa chọn nhằm thay thế sân bay San Juan đông đúc, Sangster được đánh giá cao nhờ cơ sở vật chất sạch sẽ, tiện nghi và chương trình phòng chờ VIP "Club Mobay" cho khách đến và đi hợp tác của các khách sạn hàng đầu trong khu vực.
6. Sân bay quốc tế Tokyo/ Haneda (HND): Trong nhiều năm, Haneda ở Tokyo là sân bay nội địa. Ngày nay, nơi đây dần có các chuyến bay đường dài và lượng khách quốc tế lớn mạnh. Haneda cách trung tâm hơn 16 km, được đánh giá cao về sự thoải mái, sạch sẽ của các nhà ga, khu mua sắm, ăn uống hiện đại và hệ thống giao thông công cộng thuận tiện...
7. Sân bay Quốc tế Hong Kong (HKG): Nằm trên một hòn đảo tách biệt, sân bay quốc tế Hong Kong cung cấp dịch vụ đưa khách từ sân bay tới thành phố trong 24 phút bằng tàu cao tốc Airport Express. Nơi đây cũng là một trong những trung tâm kết nối hàng đầu của khu vực, đưa khách tới hàng chục điểm đến ở Trung Quốc. Sân bay cũng sở hữu phòng chờ hạng sang. Khách sạn tại sảnh chính liên tục có mặt trong danh sách điểm lưu trú sân bay tốt nhất thế giới.
8. Sân bay Quốc tế Chhatrapati Shivaji Maharaj, Mumbai (BOM): Là phi trường nhộn nhịp thứ hai ở Ấn Độ, Chhatrapati Shivaji những năm gần đây được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế hiện đại. Nhà ga số 2 từng giành giải thưởng nhờ thiết kế mở, thoáng mát. Nơi đây cũng có khu ăn uống và mua sắm, spa, khách sạn trung chuyển 4 sao dành cho khách du lịch..
9. Sân bay Zurich (ZRH): Zurich là sân bay quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ, trụ sở chính của hãng hàng không Swiss International, nơi có không dưới 9 phòng chờ với các quầy rượu. Nếu đang tìm mua chocolate miễn thuế, du khách có thể ghé hơn 80 cửa hàng ở đây. Hành khách đánh giá cao sân bay bởi sự đa dạng của các nhà hàng, quán bar, tạp hóa... Nếu thời tiết thuận lợi, bạn có thể lên đài quan sát ngoài trời để chiêm ngưỡng toàn bộ đường băng.
10. Sân bay Istanbul (ITS): Khai trương vào năm 2019 với tham vọng trở thành sân bay lớn nhất thế giới, IST nhận được nhiều lời khen ngợi về thiết kế hiện đại. Nơi đây nổi bật với đội quân robot hướng dẫn hành khách qua sảnh chờ rộng khoảng 7.600 hecta. Nhờ đó, đường băng có khả năng vận chuyển và điều phối 90 chuyến bay mỗi giờ.