Khi chọn bàn ăn, bạn cần lưu ý hai tiêu chí hàng đầu. Thứ nhất: bạn có cảm thấy thoải mái khi ăn không? Thứ hai: chiếc bàn này sẽ phù hợp với phòng ăn của bạn như thế nào và nó có phù hợp với các nội thất khác trong phòng ăn, phòng bếp không? Vì vậy, việc lựa chọn một chiếc bàn đẹp, bền và tiện lợi với hình dáng, kích thước và chất liệu tối ưu sẽ như thế nào?
Ảnh minh họa
Hình dạng
Trong hầu hết các cửa hàng nội thất, khách hàng có thể chọn bàn ăn giữa bốn hình dạng sau:
• Hình hộp chữ nhật: là bàn theo kiểu truyền thống và được sử dụng thường xuyên nhất. Nếu phòng ăn của bạn có diện tích rộng rãi, bạn có thể chia nó thành các khu vực bằng một chiếc bàn hình chữ nhật.
• Hình vuông: nếu so với bàn chữ nhật, kiểu này trông gọn gàng và thân thiện hơn. Ngoài ra, chiếc bàn ăn hình vuông mang lại một bầu không khí cổ điển cho căn nhà.
• Hình tròn: đây là một cứu cánh cho chủ sở hữu các phòng ăn nhỏ. Hình dạng này cho phép bạn sử dụng từng cm không gian với hiệu quả tối đa.
• Hình trái xoan: hình dạng này có thể được coi là sự lai tạo giữa hình tròn và hình chữ nhật. Nó trông truyền thống và đồng thời tiết kiệm không gian trong phòng ăn nhờ không có góc cạnh.
Nếu gia đình của bạn không quá đông người nhưng thỉnh thoảng vài lần trong năm, bạn tổ chức những buổi họp mặt thân thiện thì nên cân nhắc xem xét thêm một chiếc bàn xếp có thể tháo rời hoặc gấp gọn.
Kích thước và khoảng cách
Thông thường, chiều cao trung bình của bàn ăn là 76,2 cm và của ghế từ 43,2 cm đến 48,3 cm. Khi mua đồ nội thất không theo tiêu chuẩn, bạn cần kiểm tra để đảm bảo khoảng cách giữa mặt trên của ghế tựa và mặt bàn ít nhất là 30,5 cm.
Khi đo không gian trống giữa mép bàn và bờ tường hoặc với mép của đồ nội thất khác, thì hãy luôn đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn 1 mét để tiện lợi cho việc có thể kéo ghế ra mà không bị cản trở và giúp người ngồi thoải mái, di chuyển tự do quanh bàn.
Ngoài ra, để tính xem có bao nhiêu người sẽ phù hợp trên bàn, bạn hãy áp dụng công thức này: mỗi cá nhân cần không gian ngồi ít nhất 30,5 cm chiều rộng và 70 cm chiều dài. Vì vậy, nếu một chiếc bàn có kích thước 91 cm (chiều rộng) và 1,2 m (chiều dài) thì mỗi bên sẽ có thể ngồi được 2 người.
Ảnh minh họa
Trên đây là đối với bàn hình chữ nhật và hình vuông. Những người thích bàn tròn có thể sử dụng một giải pháp hữu ích: loại bỏ bàn có chân và chọn loại có bệ. Nếu một chiếc bàn tròn dài 1,5 m được trang bị chân, chỉ có bốn người có thể dùng bữa cùng lúc trên bàn. Nhưng nếu chúng ta thay thế chân bằng một cái bệ, thì có thể ngổi được tới sáu người và cảm thấy thoải mái khi dùng bữa.
Bạn cần lưu ý rằng tất cả các phép đo nêu trên là tối thiểu. Vì vậy, nếu bạn có cơ hội mua một chiếc bàn lớn hơn một chút, hãy làm điều đó, và cần xem xét kích thước bàn phù hợp với không gian bạn đặt nó.
Chất liệu
Bàn ăn hiện nay thường được sử dụng những chất liệu sau:
• Gỗ rắn (gỗ tự nhiên): là lựa chọn phổ biến nhất mà không bao giờ lỗi thời. Chất gỗ trông ấm áp và phù hợp với bất kỳ phong cách nội thất nào. Chất liệu này cực dễ bảo quản, vệ sinh. Chỉ một vài giọt giấm pha vào nước, nhúng khăn ẩm vắt ráo nước 70% là có thể lau sạch mặt bàn ngay lập tức.
• Gỗ tái chế: Nếu so sánh với gỗ rắn thì chất liệu này có nhiều ưu điểm hơn. Chất liệu này dễ mài nhẵn, nên mặt phẳng bàn bóng như tranh vẽ. Để làm sạch mặt bàn với chất liệu này, bạn có thể sử dụng bàn chải, và vải mềm. Gỗ tái chế này đang ngày càng trở nên phổ biến vì nó rất thân thiện với môi trường.
• Vật liệu đá khối: Đá cẩm thạch và đá granit rất nặng. Nếu bạn đặt một chiếc bàn lớn làm từ một trong hai loại đá này, bạn sẽ không thể di chuyển món đồ nội thất này quá thường xuyên. Ngoài ra, bề mặt đá sẽ dễ bị trầy xước. Tuy nhiên, chiếc bàn đá trông đặc biệt thanh lịch và có thể được coi là một giá trị vượt thời gian.
• Vật liệu kính: Kính cường lực hiện đại không dễ vỡ và cũng không dễ bám dấu vân tay. Chiếc bàn kính phù họp với không gian phòng ăn nhỏ vì đặc tính trong suốt khiến không gian trông thoáng hơn.
• Vật liệu kim loại: là một vật liệu linh hoạt phù hợp với mọi phong cách - đặc biệt là bạn có thể lựa chọn bàn được chế tạo hỗn hợp giữa sắt, đồng thau và bạc. Kim loại rất bền và không hấp thụ bụi bẩn. Chỉ cần lau sạch bằng khăn ẩm, bàn ăn sẽ sáng bóng như mới mua hôm qua.
Tất cả các tùy chọn được liệt kê ở trên đều phù hợp để sử dụng trong nhà. Nếu bạn dự định đặt bàn ăn trên sân hiên ngoài trời, hãy chọn đá vì nó chịu được thời tiết tốt nhất.
Dựa vào những thông tin này, bạn sẽ có thể chọn được một bộ bàn ăn đẹp và ưng ý cho căn hộ, ngôi nhà riêng của mình. Nhiều mẫu bàn hiện đại góp phần làm tăng vị giác cho bữa ăn ngon. Vì vậy đây sẽ là một khoản đầu tư rất quan trọng cho nội thất gia đình bạn.