Louise có một giấc mơ định kỳ. Cô đứng trên bờ biển. Đó là một đêm vầng trăng tròn lớn treo lơ lửng trên đầu. Nước biển mặn chát quất vào mặt và cát dưới chân. Louise vật lộn để có thể đứng thẳng. Trước mặt cô là một con sóng, cao ngất ngưởng. Cô biết nó đang đến. Các con đang ở phía sau cô.
Louise biết rằng con sóng sẽ sớm tiêu diệt tất cả và cô bất lực để ngăn chặn. Cô đặt một tay trước mặt, cố gắng chặn nó một cách tuyệt vọng. Tay còn lại vòng ra sau lưng ôm con, bảo vệ chúng khỏi sự tấn công dữ dội. Louise, giải thích giấc mơ của cô xuất hiện ở năm đại dịch.
Làn sóng là kẻ bạo hành Louise. Những bãi cát mềm dưới chân là những dịch vụ hỗ trợ, đang vật lộn để giúp đỡ cô. Cô đứng ở giữa, cố gắng ngăn chặn sự hỗn loạn. Louise là một trong vô số phụ nữ bị ảnh hưởng bởi lạm dụng gia đình trong đại dịch.
Theo tổ chức từ thiện Refuge (Đường dây trợ giúp quốc gia về lạm dụng trong nước 24 giờ), gần 1/3 phụ nữ sẽ trải qua một số hình thức lạm dụng gia đình trong cuộc đời. Điều đó có nghĩa, ở Anh, phụ nữ bị lạm dụng là "chuyện thường nhật".
Từ 25/3 đến 10/6/2020, cảnh sát London đã nhận 41.000 cuộc gọi yêu cầu giải quyết lạm dụng gia đình - tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng có sự gia tăng các nạn nhân nam trong đại dịch. Tổ chức từ thiện ManKind (bảo vệ nạn nhân nam của lạm dụng gia đình) báo cáo, tổng số cuộc gọi đến dịch vụ của họ tăng 32% vào tháng 6/2020.
Tuy nhiên, sau khi cô gái tên Sarah Everard ở London mất tích và qua đời vào đầu tháng này, mạng xã hội đã trở nên sôi sục vì nạn quấy rối đường phố và tấn công tình dục. Điều đó thấy rõ bạo lực nam với nữ vẫn là vấn đề lớn.
Chỉ trong tháng này, một cuộc khảo sát của Phụ nữ Liên Hợp Quốc cho thấy, 97% phụ nữ từ 18-24 tuổi ở Anh từng bị quấy rối tình dục. Trong khi, một con số gây sốc là trung bình mỗi tuần có ba phụ nữ bị giết bởi nam giới, 61% trong số đó có thủ phạm là người yêu cũ hoặc hiện tại.
Trong tuần này, chính phủ Anh cam kết thực hiện 'các bước ngay lập tức' để cải thiện sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái ở Anh và xứ Wales: thêm 25 triệu bảng để hệ thống chiếu sáng và camera quan sát tốt hơn, thí điểm để các sĩ quan mặc thường phục ở quán rượu và câu lạc bộ.
Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, ở nhà cũng nguy hiểm như một con phố không đủ ánh sáng hoặc một quán bar đông đúc. Việc phong tỏa khiến khả năng thoát khỏi lạm dụng khó khăn hơn. Không chỉ vậy, nó còn thay đổi cách thủ phạm thao túng nạn nhân.
Khi đợt đại dịch đầu tiên ập đến, Nicole đã bị lạm dụng trong 9 năm. Cô đã bị cô lập khỏi bạn bè và gia đình, trước khi đại dịch xảy ra. Người bạn đời của cô đã phá hủy máy tính xách tay và điện thoại, hạn chế sự tiếp xúc của cô với thế giới bên ngoài. Một vài tuần sau khi lệnh hạn chế đi lại ban hành, sự lạm dụng đã gia tăng đáng kể về quy mô và mức độ.
Sau một cuộc cãi vã, chồng của Nicole nhốt cô trong một căn phòng nhỏ trong nhà. Cô không được phép ăn uống. Vào ngày thứ ba, vì đói, cô đã tìm cách ăn trộm một số trái cây. Anh đã phát hiện ra và trừng phạt cô.
"Căng thẳng leo thang", cô bức xúc. Chồng đã ném một vật nặng vào Nicole, vật này trúng mạnh và khiến cô ngã xuống. Sau đó, cô nằm trên sàn nhà vài giờ, không dám di chuyển vì sợ hãi. Anh ta ngồi bên cạnh, nói đi nói lại rằng tất cả đều là lỗi của cô.
"Tôi nhớ mình đã ngồi trong phòng, sau đó lại bị nhốt", Nicole nói. Ý định trốn thoát hiện lên trong đầu: "Tôi nghe trong đầu tiếng có người nói nếu không trốn đi tôi sẽ chết".
Năm trước, một nữ đồng nghiệp của Nicole đã kín đáo đưa cho cô một chiếc điện thoại, sau khi nghi ngờ có điều gì không ổn. Nicole đã dùng điện thoại nhắn tin cho đồng nghiệp và cùng nhau lên kế hoạch bỏ trốn. Cô đóng gói một số đồ đạc - quần áo và hộ chiếu - vào ba túi mua sắm bằng nhựa rách nát.
Vào ngày kết thúc quá trình "cách ly", sếp của Nicole yêu cầu gặp mặt từ xa. Cô đã tận dụng khoảnh khắc tự do đó, rời khỏi căn phòng bị khóa trong thời gian ngắn. Cô trốn khỏi nhà, biết rằng sẽ không bao giờ trở lại.
Tuy nhiên, nó không dễ dàng. Thu nhập của cô được chuyển vào một tài khoản chung - mà chồng kiểm soát. Nicole biết không đủ điều kiện để sống tạm. Thay vào đó, cô xoay sở để lấy tiền khẩn cấp từ ngân hàng và trốn đến sống với một người họ hàng.
Trong khi Nicole tìm cách trốn thoát, Louise cũng chạy trốn khỏi kẻ lạm dụng. Hạn chế đi lại và cắt giảm dịch vụ công khiến kẻ bạo hành tìm cách mới kiểm soát cuộc sống của cô. Louise phải nhờ dựa vào các "ngân hàng thực phẩm" để nuôi con, từ tháng 6 đến tháng 9.
Theo Sarah Davidge, giám đốc nghiên cứu và đánh giá tại Women's Aid, trong khi các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bị lạm dụng trong gia đình tiếp tục được cung cấp nhưng nguồn tài trợ dài hạn hiện rất quan trọng cho sự tồn tại của họ.
Tiến sĩ Bradbury-Jones cho biết, các số liệu hiện tại về bạo lực gia đình trong thời gian phong tỏa chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. "Tôi hy vọng rằng trong những năm tới, sẽ có vô số người tiết lộ tình trạng của mình. Chúng tôi thấy tình hình khá tồi tệ trong thời gian phong tỏa", tiến sĩ Jones nói.
Louise đang tạo nguồn lực để giúp những người như cô phục hồi và cũng đang tổ chức một hội nghị về lạm dụng trong gia đình, để những người sống sót và các chuyên gia thảo luận về các dịch vụ và chiến lược đối phó.
Nicole đã có căn hộ của riêng, an toàn và hạnh phúc. Cô viết một cuốn sách online về việc sống sót sau khi bị lạm dụng, với hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho những người khác. Cô cũng đang hẹn hò với một người mới.
Cả Louise và Nicole đều là minh chứng cho thực tế rằng bạo lực đối với phụ nữ không chỉ là vấn đề trên đường phố mà còn ở trong nhà. Và trong khi Louise và Nicole trốn thoát, câu hỏi vẫn là: bao nhiêu người đã bị bỏ lại?