Chuối nếp nướng: Vào tháng 5/2013, tại Đại Hội Ẩm Thực Đường Phố (World Street Food Congress) được tổ chức tại Singapore, chuối nếp nướng đã được công nhận là một trong những món ăn ngon nhất.
Chuối nếp nướng được chế biến với các nguyên liệu đơn giản gồm chuối xiêm (mốc) chín, lớp vỏ là hỗn xôi nếp, sợi dừa bào mỏng. Sau khi nướng, chuối nếp được ăn kèm nước cốt dừa và một ít mè tươi.
Bánh canh nước cốt dừa: Điểm thú vị của món ăn này là sau khi nấu chín, nêm nếm vừa ăn, một số lượng nhất định nước cốt dừa (theo tỉ lệ hay sở thích của người nấu) được cho vào nồi, nấu sôi lại một dạo, mới múc hay dọn ra bàn để thưởng thức.
Khi ăn, bánh canh nước dừa có vị beo béo đặc trưng của nguyên liệu "đặc biệt", vị thơm ngon của gia vị hay thành phần trong món ăn.
Bánh tằm bì nằm trong danh sách những món nhất định phải thử khi đến Bạc Liêu. Khi được giới thiệu ở Sài Gòn, món ăn lập tức ghi điểm với nhiều thực khách.
Món ăn có cái dai dai, bùi bùi của thịt trộn thính gạo (bì); của sợi bánh tằm được nhào mịn từ hộn hợp bột mì và bột năng, se mịn thành những sợi thuôn dài khoảng 10-12 cm; của vị mằn mặn từ mắm; ngọt thơm từ chả hay nem nướng; vị béo thơm của nước cốt dừa.
Bánh truyền thống: Hầu hết các loại bánh có nguồn gốc từ đồng bằng sông Cửu Long như bánh bèo, bánh ít trần, bánh chuối, bánh lá... đều có thể ăn kèm nước cốt dừa.
Sự kết hợp giữa hai dòng nước chấm ngọt-mặn; thơm-béo này ban đầu khiến nhiều người e ngại, tuy nhiên, sau vài lần thưởng thức, bạn có thể "nghiện" cách thưởng thức món "không đụng hàng" này.
Bánh xèo miền Nam: Không chỉ có kích thước khủng, lượng nhân "bao no", bánh xèo miền Nam còn khiến một số thực khách e dè vì sự có mặt của nước cốt dừa trong phần bột bánh.
Bánh ống lá dứa: Món bánh ống này bắt nguồn từ người Khmer ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,… dần dần nổi tiếng khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Và khi có mặt tại Sài Gòn, món bánh này đã mê hoặc nhiều tín đồ ăn vặt Sài thành.
Tuy nhiên, nếu vượt qua e ngại ban đầu, khi thưởng thức, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của dòng bánh xèo này với bánh xèo miềng Trung.
Bánh ống lá dứa thường có hình trụ, màu xanh (từ lá dứa). Bánh được ăn kèm cơm dừa bào sợi bản lớn, đường, mè nên có vị thơm, ngọt, béo nhẹ dễ ăn và dễ gây nghiện.